Loading...
Góc tư vấn

Cách lấy ven truyền nước đúng chuẩn và an toàn

Ngày nay, việc truyền nước (truyền dịch) để bổ sung khoáng chất cho cơ thể không còn quá xa lạ. Theo đó, khi có dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi, chán ăn…thì nhiều người sẽ nghĩ ngay tới việc truyền nước để cung cấp dưỡng chất cần thiết thay vì sử dụng thuốc tây như trước đây. Chính vì sự thông dụng này mà có nhiều người vẫn tự ý thực hiện việc truyền dịch ngay tại nhà mà không có bất kỳ sự hỗ trợ hay hướng dẫn của y bác sĩ gây ra rất nhiều hệ lụy. Vậy có những cách lấy ven truyền nước nào? Cách lấy ven sao cho an toàn? sau đây chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp.

Định nghĩa chung về lấy ven truyền nước

Lấy ven là phương pháp sử dụng ống nhựa mềm có đầu kim để đưa vào tĩnh mạch, sau đó sẽ được y bác sỹ cố định bằng băng keo để đảm bảo đường truyền được diễn ra và không bị đứt quãng. Với mục đích đưa dưỡng chất vào trong cơ thể qua đường truyền nên đây là cách thức được rất nhiều người lựa chọn khi chán ăn, đau ốm…Đồng thời theo nghiên cứu thì thông qua đường máu, thuốc sẽ được hấp thụ vào cơ thể người bệnh nhanh chóng hơn.


Truyền nước (truyền dịch) ở đây có nghĩa là hoạt động đưa nguồn nước chứa chất dinh dưỡng vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Lúc này, dung dịch nước cất sẽ hòa quyện với nhiều dưỡng chất khác nhau để tạo ra chất dinh dưỡng nâng cao sức khỏe của người bệnh. Đồng thời còn giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Một số quy định khi tiến hành lấy ven truyền dịch.

Đối với những bệnh nhân chỉ lấy ven một vài lần thì bác sĩ thường tiêm trực tiếp còn với những người cần tiêm nhiều lần thì để tránh gây tổn thương cho họ thì bác sĩ sẽ chọn cách tối ưu hơn là luồn kim ngoại vi. Qua đó, số lần lấy ven sẽ được hạn chế và ngay cả khi bệnh nhân vì sức khỏe quá yếu dẫn đến không lấy được ven thì nó vẫn có thể thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.


Trong quá trình luồn kim truyền thống thì nhiều trường hợp người thực hiện làm lệch ven gây tổn thương mạch máu người bệnh. Trường hợp này thường xuất hiện ở những người tay nghề còn non yếu nên để hạn chế tối đa những việc này thì lựa chọn kim luồn ngoại vi là hợp lý nhất.

Vậy để đảm bảo an toàn thì cách lấy ven tối ưu nhất là gì? Những lưu ý khi lấy ven?

Theo quy định thì trước khi tiêm hay luồn kim đều phải tuân thủ các thủ tục sau:

  • Phải sát khuẩn tay cũng như dụng cụ y tế bằng cồn để đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt là đối với những ca phẫu thuật thì tất cả vật dụng tiếp xúc với bệnh nhân đều phải được vô trùng cẩn thận.
  • Phải có sự chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị đầy đủ. Thông thường gồm các vật dụng như bông, cồn, kéo, bơm tiêm, keo dán, dây kim, kim luồn. Ngoài ra còn có thể có gối để kê tay khi lấy ven, băng cá nhân để cố định ven…

Để lấy ven thì cần trải qua các bước sau:

  • Tìm chính xác vị trí cần lấy ven, tránh lấy ven nhiều lần gây đau đớn cho người bệnh. Đối với những vị trí đã lấy ven thì không nên tiếp tục lấy lần hai mà nên chọn ven khu vực khác sao cho phù hợp. Hoặc các vị trí vết thương hở cũng tương tự, nên tránh những khu vực này khi lấy ven vì rất dễ gây nhiễm trùng. Đối với những người tay nghề yếu thì nên luyện tập thường xuyên để tránh gây ảnh hưởng tới người bệnh.
  • Bôi dung dịch sát khuẩn lên da để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn…Cụ thể là sẽ dùng cồn để sát khuẩn theo hình xoắn ốc hoặc từ dưới lên để loại bỏ sạch vi khuẩn xung quanh khu vực cần lấy ven.
  • Thông thường sẽ có nhiều mũi tiêm nên cần lựa chọn mũi phù hợp nhất để lấy ven. Tránh sử dụng kim không phù hợp gây lệch ven, sưng phù và bầm tím khu vực đâm kim.
  • Về cách lựa chọn ven thì nên lựa chọn ven to, rõ, không có vết thương hở hay đã được lấy ven. Nhiều trường hợp để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối thì có thể sử dụng thêm đèn soi.
  • Khi căng da để lấy ven thì nên nhẹ nhàng, dùng ngón cái để căng dọc theo ven. Nên cẩn thận vì khi căng lệch sẽ làm lệch ven. Đồng thời với những người có tĩnh mạch không hiện rõ gây khó khăn trong việc tìm ven thì có thể cho người bệnh co gấp khuỷu tay nhiều lần để dồn máu dễ thấy ven và sau đó bác sĩ sẽ tiến hành lấy ven.
  • Khi rút kim thì nên dứt khoát, không ngập ngừng vì có thể làm đứt đoạn kim khiến nó trôi theo máu và gây ra tắc nghẽn mạch. Điều này rất nguy hiểm và tối kỵ khi thực hiện. Và nên đè vào chỗ vừa rút kim vài giây để ngăn trường hợp máu phun.
  • Cuối cùng là bước cố định chỗ vừa rút kim bằng bông gạc và băng cá nhân

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách lấy ven truyền nước. Nếu có bất kỳ các thắc nào có thể liên hệ với MDF instrument qua hotline 0918.662.556 để được tư vấn nhanh nhất!

 
Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status