Loading...
Góc tư vấn

Cách Sử Dụng Ống Nghe Tim Phổi Hiệu Quả, Chuẩn Xác Nhất

Ống nghe y tế là một trong những dụng cụ y tế cần thiết và quen thuộc đối với các bác sĩ. Đây là công cụ, thiết bị được sử dụng thường xuyên được các bác sỹ dùng để giúp chuẩn đoán bệnh và thăm khám sức khỏe của bệnh nhân. Nhờ vào khả năng khuếch đại âm thanh của ống nghe khiến cho các bác sỹ có thể nghe được cả những âm thanh nhỏ trong cơ thể. Tuy nhiên, để có thể sử dụng ống nghe y tế hiệu quả bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé. 

Chọn ống nghe tim phổi phù hợp 

Chọn ống nghe tim phổi phù hợp là giai đoạn đầu tiên và quan trọng trong việc thăm khám bệnh nhân. Một chiếc ống nghe tim phổi phù hợp có thể mang lại cảm giác chắc chắn và tin tưởng cho người sử dụng. Vì vậy, để có thể lựa chọn ống nghe tim phổi phù hợp bạn cần phải quan tâm hai vấn đề như sau: 

  • Mặt nghe y tế:

Tai nghe tim phổi hiện nay có rất nhiều loại khác nhau như ống nghe 1 mặt, 2 mặt (1 màng nghe và 1 chuông nghe). Đối với từng loại khác nhau, sẽ có những ưu và nhược điểm kèm theo công dụng khác nhau. 

  • Kích thước mặt nghe:

Kích thước mặt nghe của ống nghe thường sẽ dùng để phân biệt sử dụng cho người lớn hay trẻ em. Đối với mặt nghe lớn thì được sử dụng cho người lớn, mặt nghe nhỏ thì dùng cho trẻ em. Nếu bạn là một bác sỹ nhi hãy sử dụng loại ống nghe trẻ em. Hoặc tiện lợi hơn thì có thể dùng loại có 2 mặt nghe dùng được cho cả người lớn và trẻ em.

Cách điều chỉnh quai nghe của ống nghe tim phổi cho phù hợp

Quai nghe là một trong các bộ phận quan trọng của ống nghe, trực tiếp tạo áp lực lên ống tai khi người dùng sử dụng. Vì vậy cần phải điều chỉnh quai nghe sao cho lực ép vừa phải, không quá lớn hoặc quá nhỏ. Cách điều chỉnh quai nghe của ống nghe tim phổi như sau: 

  • Nới rộng phần tai nghe: dùng tay nắm lấy 2 quai nghe sau đó uốn từ từ và căn chỉnh quai nghe nhiều lần sao cho tìm được điểm phù hợp với bản thân. 
  • Thu hẹp lại quai nghe: bắt chéo 2 quai ghe sau đấy dùng tay bóp sát bộ phận chữ Y và căn chỉnh quai nghe nhiều lần sao cho tìm được điểm phù hợp với bản thân. 

Cách đeo tai nghe tim phổi đúng 

Trước khi sử dụng ống nghe tim phổi, cần đảm bảo quai nghe và nút tai đang hướng về phía trước. Sau đó cho nút tai vào trong tai. Việc làm như vậy sẽ tạo cảm giác thoải mái trong việc sử dụng và đảm bảo ống tai không bị nhiễm các tạp âm từ bên ngoài gây ảnh hưởng kết quả chuẩn đoán.

Cách sử dụng ống nghe tim phổi hiệu quả

1. Các nguyên tắc khi nghe tim phổi cơ bản

  • Bước 1: Môi trường thăm khám bệnh

Môi trường thăm khám cần đảm bảo yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng và nhiệt độ chuẩn. Điều này tạo điều kiện cho ống nghe có khả năng khuếch đại âm thanh một cách tốt nhất. Giúp các bác sỹ có thể lắng nghe được cả những âm thanh nhỏ nhất và không bị nhiễm tạp âm từ bên ngoài.

  • Bước 2: Tư thế của bệnh nhân

Cần phải hướng dẫn và điều chỉnh tư thế của bệnh nhân một cách phù hợp. Các bác sỹ vẫn được khuyên sử dụng ống nghe trực tiếp trên da trần để tránh các tạp âm bên ngoài môi trường gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra sức khoẻ của bệnh nhân. 

  • Bước 3: Thực hiện nghe tim phổi:

Áp ống nghe lên các vị trí tim phổi của bệnh nhân, sau đó tập trung lắng nghe các âm thanh của nhịp đập. Sau khi đã lắng nghe tim phổi ở tư thế nằm ngửa cần nghe ở các tư thế ngồi và nằm nghiêng để nghe được các âm thanh cần thiết. 

2. Cách sử dụng ống nghe y tế để nghe tim 

Có thể tự tin nói rằng, các bác sĩ tim mạch là những bác sĩ sử dụng ống nghe thành thạo nhất. Thông tin dưới đây là một số nền tảng, kiến thức cơ bản cho các sinh viên trong quá trình học tập.

Khi bắt đầu thăm khám ở tim, nhất định phải nghe được âm thanh ở 4 vị trí cơ bản bằng cách sử dụng cả màn nghe và chuông nghe để theo dõi được tất cả khoảng âm thanh khác nhau phục vụ cho việc chuẩn đoán.

 
  • Khu vực phổi (vị trí bờ trái tim): nằm ở khoang liên sườn thứ hai bên trái xương ức. Mục đích sử dụng ống nghe để có thể nghe rõ nhất âm thanh từ van phổi. 
  • Khu vực động mạch chủ (vị trí bờ phải tim): bộ phận khoang liên sườn thứ hai nằm bên phải xương ức để nghe rõ nhất âm thanh van động mạch chủ tại điểm này. 
  • LLSB hay còn gọi là bờ xương ức dưới bên trái: nằm ở vị trí khoang liên sườn thứ tư bên trái xương ức mục đích nghe rõ âm thanh từ van ba lá và tiếng tim. 
  • Khu vực van hai lá (mỏm tim): Khoang liên sườn thứ năm trên đường trung đòn để có thể nghe được âm thanh từ van hai lá và tiếng tim trái.

3. Sử dụng ống nghe để nghe tiếng phổi

Ống nghe y tế ngoài tác dụng nghe nhịp đập tim, còn có tác dụng giúp các bác sỹ xác định được nhịp và chất lượng của hơi thở, cũng như căn bệnh viêm màng phổi. Điểm quan trọng trong quá trình thăm khám phổi là việc chuẩn bị và kinh nghiệm thăm khám cũng như sự tập trung. Việc này giúp các bác sỹ có thể đánh giá tình trạng phổi một cách chính xác.  Từ đó phát hiện được những thay đổi trong việc nghe âm thanh thở từ nhịp thở của bệnh nhân. 

Cách sử dụng: Bắt đầu sử dụng ống nghe từ phía trên xương đòn, lắng nghe hai bên trái và phải ở cùng 1 mức độ sau đó chuyển dần , từ từ đến các vị trí thấp hơn. Với cách này, các bác sỹ sẽ so sánh được 2 bên lá phổi.

Tiếp đến đặt ống nghe ở sau lưng, với tư thế bệnh nhân hơi cúi người về phía trước.

Bài viết trên đã giới thiệu cho độc giả các cách sử dụng ống nghe y tế để nghe tim phổi phù hợp. Ống nghe y tế là một thiết bị vô cùng cần thiết, thường xuyên được các bác sỹ sử dụng trong quá trình chẩn và chữa bệnh hiện nay. Vì vậy, sinh viên y khoa phải lựa chọn kỹ lưỡng và tham khảo nhiều nơi để lựa chọn ống nghe phù hợp nhất.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status