Loading...
Góc tư vấn

Hướng dẫn cách tháo kim truyền dịch an toàn

Truyền dịch là truyền các chất có lợi vào cho cơ thể, để có thể hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe của con người. Vậy quy trình truyền dịch bao gồm những bước nào? Và cách tháo kim truyền dịch ra sao? Tất cả các kiến thức đó sẽ được chúng tôi giải đáp ở trong bài viết phía dưới.

Truyền dịch nghĩa là truyền chất gì? Tác dụng của việc truyền dịch cho cơ thể

Truyền dịch là truyền các dung dịch hòa tan bao gồm nhiều chất khác nhau, bạn có thể tiêm chậm hoặc truyền nó trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng ở trong truyền dịch đó là nước cất, ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.


Hiện nay, có hơn 20 loại dịch truyền và được chia làm 3 nhóm cơ bản:

  • Nhóm các chất cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể ( bao gồm glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất béo, chất đạm ). Nhóm này sẽ thường dùng với những người bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, đối tượng vừa phẫu thuật khó tiêu hóa thức ăn hoặc không ăn được bằng miệng,...
  • Nhóm thứ hai cung cấp nước và điện giải ( bao gồm dung dịch natri clorua 0.9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%,...). Nó thường dùng cho các bệnh nhân bị mất nước, ói mửa, bỏng, ngộ độc hoặc mất máu khi bị tiêu chảy.
  • Nhóm đặc biệt ( gồm có huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, gelofusine, dung dịch cao phân tử, haes-steril,...). Các dung dịch này thường dùng cho các bệnh nhân cần bù nhanh chất albumin hay lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Các bước để truyền dịch cũng như cách tháo kim truyền dịch

Bước 1: Chọn vein tay

  • Hãy ưu tiên các vein rõ, to và không nằm ở vị trí gập khuỷu.
  • Vị trí chích vein không có vết của da tổn thương, chỗ đã chích kim lâu ngày trước đó hoặc phù nề.
  • Lưu ý cũng không được chích ở bên chi bị liệt hoặc có cầu tay chạy thận.
  • Nếu các bệnh nhân khó tìm thấy vein có thể sử dụng đèn soi tĩnh mạch TDlite để hỗ trợ việc lấy vein chính xác hơn.

Bước 2: Thực hiện sát khuẩn

Thường thì sẽ có 2 cách sát khuẩn:

  • Có thể là theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài, rộng ra 5cm.
  • Sát khuẩn từ dưới lên, sát khuẩn ở giữa - đi theo chỗ tiêm, sát khuẩn bên xa - gần, rộng ra 5cm.

Dù cách nào đi nữa cũng phải đảm bảo vi khuẩn không đi từ vùng đã sát khuẩn vào vùng chưa sát khuẩn.

Bước 3: Cách chọn kim tiêm

  • Mạch nhỏ: Thì hãy chọn kim nhỏ và sắc để giúp kim vào lòng mạch dễ dàng, giảm thiểu được chích trật vein, gây phù đau cho bệnh nhân.
  • Mạch to: Hãy chọn mũi kim to hơn, nhớ chú ý không được vượt quá 22G trở lên.

Bước 4: Tư thế ngồi tiêm

  • Hãy lót gối hoặc khối xốp chắc chắn dưới vị trí chích. Bạn cũng có thể kê ngang tầm tay của mình sẽ giúp mình thuận tiện thao tác hơn.
  • Trong khi chích, người điều dưỡng cũng có thể ngồi, nhưng chú ý đừng ngồi xổm hay đứng cúi người. Sẽ làm lệch động tác và còn mất thẩm mỹ. Nên đặt ghế ngang giường bệnh để ngồi chích, vừa thao tác dễ lại còn thân thiện hơn với bệnh nhân.

Bước 5: Thao tác thực hiện truyền dịch

  • Căng da: Khi căng da để truyền, bạn nên dùng ngón cái của tay không thuận để căng thẳng xuống dọc theo đường vein. Lưu ý không được căng lệch sang sẽ rất dễ chích trật vein.
  • Chích kim: Nên chú ý đặt kim ở góc độ thấp so với da, khoảng tầm 10 hoặc 15 độ để dễ thao tác và còn giảm nguy cơ trật vein. Hãy đâm mũi kim truyền dịch thật dứt khoát và nhanh.
  • Cách rút kim truyền dịch: Hãy rút ra hẳn, không được đút ra rồi lại đẩy vào. Do nòng kim làm bằng sắt, động tác đẩy vào rút ra sẽ có thể làm đứt đoạn ống kim luồn. Và nó làm cho màu trôi ra ngoài hoặc có thể gây ra tắc mạch.

Lưu ý: Nếu bạn tháo kim truyền dịch không khéo có thể máu văng ra xung quanh, chảy ra giường, sàn và các khu vực quanh đó. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên ước lượng vị trí đầu kim, hãy dùng 3 ngón tay chặn đè ở vị trí đó, chỉ cần nắm vừa đủ để máu không chảy ra liên tục

Hình 3: Cách rút kim truyền dịch phải thật cẩn thận

Bước 6: Cố định lại đầu dịch truyền

  • Hãy chú ý che đầu kim bằng băng keo cá nhân, cố định chắc 2 cánh bướm.
  • Cố định vững chắc giữ để kim không bị tuột và cũng tránh được vi khuẩn xâm nhập vào chỗ tiêm.

Qua bài viết trên bạn đã biết được cách rút kim truyền dịch an toàn và chính xác chưa nhỉ? Với kiến thức cụ thể về các bước truyền dịch mong rằng sẽ giúp ích cho công việc và sức khỏe của bạn. Nếu cần tham khảo và tìm hiểu về các thiết bị y khoa hoặc có bất kỳ các thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với MDF instrument để được tư vấn cụ thể nhất!

 
Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status