Loading...
Góc tư vấn

Truyền dịch có bọt khí có sao không? Có tác hại gì không?

Theo quy định và khuyến cáo của bộ y tế, truyền dịch là quy trình cung cấp dưỡng chất cho cơ thể thông qua đường truyền. Tưởng chừng đây chỉ là một quy trình rất đơn giản nhưng khi tiến hành thì vẫn có nhiều trường hợp bị sốc thuốc đã xảy ra.  Và hiện tượng có bọt khí bên trong dây truyền dịch là một trong những nguyên nhân gây sốc thuốc. Vậy bọt khí này là gì và tác hại của nó như thế nào trong quá trình truyền dịch?

Quy định chung về hiện tượng có bọt khí khi truyền dịch.

Truyền dịch được hiểu khái quát là việc đưa dung dịch chứa khoáng chất vào cơ thể người thông qua đường truyền máu nhằm điều trị một số bệnh và nâng cao tình trạng sức khỏe. Đây là phương pháp được sử dụng rất rộng rãi và thông dụng vì tính năng vượt trội và giá thành rất hợp lý. Đây là quy trình được thực hiện trong quá trình điều trị hay chăm sóc bệnh nhân, đem lại hiệu quả cao cho cơ thể.

Qúa trình truyền dịch.

Khi truyền dịch cần tuân thủ các quy định về khử khuẩn, vệ sinh an toàn các dụng cụ, trang thiết bị y tế cẩn thận. Tuyệt đối không được để lọt không khí vào tĩnh mạch gây tắc nghẽn mạch máu và phải đảm bảo được áp lực của truyền dịch này cao hơn so với máu trong tĩnh mạch ở toàn bộ quá trình tiêm. Phải theo dõi tình trạng của bệnh nhân trước và sau khi truyền để có thể kịp thời phát hiện và xử lý nếu có biến chứng xảy ra. 

Hiện tượng có bọt khí trong quá trình tiêm truyền được gọi là thuyết tắc tĩnh mạch. Bọt khí xuất hiện trong dây truyền dịch có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn làm tăng sức ép lên phổi. Điều này làm máu bị ứ đọng gây trụy tim. Đây được coi là một trong những tai biến nguy hiểm nhất và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời và cấp cứu sớm.

Bọt khí khi truyền dịch.

Bên cạnh đó, khi có bong bóng khí trong dây truyền hoặc có bọt khí trong máu động mạch có thể dẫn đến tắc nghẽn dòng máu, gây ra thiếu máu cục bộ. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nó làm hệ thần kinh trung ương không thể hoạt động bình thường do thiếu máu dẫn đến mất ý thức hoặc biểu hiện liên quan đến thần kinh khác. Đồng thời, không chỉ riêng hệ tuần hoàn hay hệ thần kinh mà khi thiếu máu còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác, nên nó rất nguy hiểm. 

Nguyên nhân khiến bọt khí xuất hiện khi truyền dịch

Theo phân tích thì hiện tại có các nguyên nhân gây ra hiện tượng này như sau: do tốc độ dịch truyền không đều hoặc do thuốc có vấn đề gây sinh khí khi sử dụng. Bên cạnh đó có thể do quá trình sử dụng không cẩn thận như chưa kéo khóa đã cắm dây vào chai hoặc do dịch trong bầu đếm giọt quá ít mà dịch lại xả quá nhanh…

Trên đây là một vài nguyên nhân gây ra hiện tượng xuất hiện bọt khí khi truyền dịch và điều này rất nguy hiểm, có thể gây mất mạng nên cần hết sức lưu ý khi sử dụng.

Vậy cách giải quyết khi xuất hiện bọt khi truyền dịch được quy định ra sao?

Để tránh hậu quả xấu xảy ra thì khi tiến hành truyền dịch nên cẩn thận và lưu ý một vài quy định sau:

  • Trước khi muốn tiến hành truyền dịch cần nắm rõ các thao tác và kiểm tra dây truyền cẩn thận trước khi cắm vào chai chứa dung dịch.
  • Kế tiếp, thuốc kháng sinh là loại thuốc dễ làn xuất hiện bọt khí nên cần lắc nhẹ để tan bọt khi rồi mới sử dụng. 
  • Về mức dịch trong bầu dịch thì nên đảm bảo dịch chiếm ⅔ bầu là phù hợp. Tránh trường hợp dịch trong bầu chưa đủ nhưng đã sử dụng sẽ gây nguy hiểm.
  • Về tốc độ chảy của dịch phải đều đặn và chạy vừa phải, không được quá nhanh cũng như quá chậm.
  • Trước khi tiêm thì có thể loại bỏ khí ở đầu kim truyền dịch bằng cách xả dịch hoặc bơm cho khí ra hết rồi bơm lại dịch rồi sử dụng. Tuy nhiên phải đảm bảo môi trường vô trùng mới được thực hiện để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Nếu lượng dịch quá ít thì có thể búng vài lần vào đầu kim cho tan bọt, phải búng nhẹ, căng dây để cho khí được tan ra hoặc di chuyển dứt khoát về đầu bầu dịch. Ngược lại nếu lượng quá nhiều thì nên sử dụng thêm một kim tiêm khác để hút toàn bộ dịch qua để đẩy toàn bộ khí trong đó rồi tiến hành bơm ngược trở lại. Cách này sẽ đảm bảo lượng dịch vẫn đủ số lượng mà không bị thâm hụt như những cách khác.
  • Lưu ý về kim truyền là thời gian nó tồn tại ở da người là không quá 24 giờ và chỉ lặp lại vị trí tiêm tĩnh mạch bệnh nhân đúng 24 giờ.
  • Không lưu lại kim truyền quá 1 ngày và lặp lại một vị trí tiêm tĩnh mạch trên cơ thể bệnh nhân trong 1 ngày.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác hại của bọt khí trong quá trình truyền dịch. Nếu có bất kỳ các thắc nào có thể liên hệ với MDF instrument qua hotline 0918.662.556 để được tư vấn nhanh nhất!

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status