[Chi Tiết] Cách Đếm Hồng Cầu Trên Kính Hiển Vi Đúng Chuẩn
Xét nghiệm máu hay còn gọi là tổng phân tích tế bào máu ngoại vi được xếp vào cận lâm sàng. Để có được một kết quả xét nghiệm máu chính xác, các kỹ thuật viên thường sẽ cho ống nghiệm máu vào máy đếm tự động và chạy kết quả. Tuy nhiên trong một vài trường hợp bệnh lý sẽ gây kết quả xét nghiệm không chính xác. Khi đó yêu cầu bác sĩ huyết học phải đếm hồng cầu bằng kính hiển vi. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách đếm hồng cầu trên kính hiển vi đúng cách.
Đếm hồng cầu trên kính hiển vi là kỹ thuật được thực hiện để kiểm tra hồng cầu của một mẫu máu ngoại vi bằng kính hiển vi. Việc đếm hồng cầu trên kính hiển vi cần phải kết hợp với quá trình phết máu ngoại vi lên lam kính. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một ít máu của người nghi ngờ có bệnh lý về máu phết mỏng trên tấm kính và quan sát tiêu bản phết máu ngoại vi đã được xử lý hóa chất dưới kính hiển vi. Kỹ thuật này giúp các bác sĩ huyết học đếm được số lượng hồng cầu cũng như quan sát được hình thái hồng cầu trên kính hiển vi.
Vai trò của quy trình đếm hồng cầu trên kính hiển vi.
Việc đếm hồng cầu trên kính hiển vi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có rất nhiều tác dụng cho việc chẩn đoán chính xác cũng như điều trị các bệnh về huyết học:
Đếm được số lượng hồng cầu.
Quan sát được hình thái hồng cầu, phát hiện các hình thái hồng cầu bất thường như: hồng cầu hình bia, hồng cầu hình liềm,…
Quan sát được kích thước hồng cầu như: hồng cầu nhỏ, hồng cầu to,…
Tránh các trường hợp bệnh lý về máu làm máy đếm tự động ra kết quả sai: hồng cầu bị vỡ gây không đếm được hồng cầu, bệnh bạch cầu bất thường làm máy đếm nhầm thành hồng cầu gây tăng số lượng hồng cầu bất thường,…
Đồng thời đếm và quan sát được các tế bào bạch cầu, tiểu cầu trong mẫu máu để phát hiện được các bệnh lý huyết học kèm theo.
Quy trình phết máu ngoại vi diễn ra như thế nào?
Trước khi tiến hành đếm hồng cầu trên kính hiển chúng ta cần làm tiêu bản phết máu ngoại vi, các bước tiến hành như sau:
Chích lấy một giọt máu từ ngón chân hoặc ngón tay của bệnh nhân và đặt lên lam kính.
Nếu cần thiết, nhân viên y tế có thể thực hiện chích lấy máu tĩnh mạch vào một ống nghiệm huyết học có nắp tím.
Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi đầu tiên được thực hiện với máy đếm tế bào tự động nhằm phát hiện các tế bào bất thường cũng như các biến thể tế bào khác.
Phết máu ngoại vi để đánh giá tế bào máu ngoại vi sẽ được thực hiện bởi các kỹ thuật viên hoặc bác sĩ huyết học.
Nếu số lượng tế bào máu bất thường sẽ được đếm bằng kính hiển vi để đảm bảo độ chính xác.
Do đó, bác sĩ chính là người sẽ kiểm tra kết quả phết máu ngoại vi và kiểm tra lại để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Đếm hồng cầu trên kính hiển vi đúng cách.
Hiện nay, quy trình đếm hồng cầu trên kính hiển vi được thực hiện trong buồng đếm Neubauer để đảm bảo độ chính xác cao nhất.
Buồng đếm Neubauer hồng cầu là một phiến kính trong suốt, dày, hình chữ nhật. Được thiết kế chia làm 3 phần, ở giữa là phần lõm xuống, phẳng, chia làm 2 khoảng nhỏ. Trên mỗi khoảng này có kẻ lưới đếm gồm 400 ô vuông có kích thước nhỏ, thể tích 1 ô vuông nhỏ là 1/4000 mm3 hay quy đổi ra 1/4000.000ml.
Quy trình đếm hồng cầu trên kính hiển vi với buồng đếm Neubauer diễn ra như sau:
Bước 1: Pha loãng mẫu máu ngoại vi cần đếm sao cho trong mỗi ô vuông nhỏ của buồng đếm có khoảng 5-10 tế bào (chú ý số tế bào trong mỗi ô vuông nhỏ không lớn hơn 10 và nhỏ hơn 2,5 tế bào). Ô lớn từ chứa từ 10-50 tế bào.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm pha loãng dung dịch mẫu. Dùng Pipet hoặc micropipette nhỏ một giọt dung dịch mẫu vào giữa buồng đếm, dùng tay tráng nhẹ nhàng buồng đếm để dung dịch mẫu tràn đầy các khoang đếm.
Bước 3: Đậy kín mẫu máu ngoại vi vừa được nhỏ dung dịch mẫu trên lam bằng phiến kính, thao tác nhẹ nhàng tránh bọt khí lọt vào trong phiến kính vừa đậy.
Bước 4: Đặt lam kính có buồng đếm lên bàn soi dưới kính hiển vi và chỉnh cửa sập kính hiển vi sao cho đạt cường độ ánh sáng phù hợp để tiến hành đếm số lượng hồng cầu. Tùy vào số lượng tế bào mà kĩ thuật viên có thể đếm tất cả tế bào có trong ô hay chỉ đếm số lượng các tế bào có trong một số ô vuông lớn đại diện.
Bước 5: Bắt đầu tiến hành đếm tế bào hồng cầu sau khi nhỏ giọt dung dịch mẫu từ 3 - 5 phút.
Công thức tính số lượng hồng cầu sau khi đếm dưới kính hiển vi trong buồng đếm Neubauer.
Gọi P là số lượng tế bào hồng cầu đếm được trong 80 ô vuông nhỏ
Số lượng tế bào hồng cầu trong 1mm3 được tính theo công thức sau:
Số lượng hồng cầu = P x 4000 x Độ Pha Loãng /5 x 16
Đối tượng bệnh nhân cần tiến hành đếm hồng cầu trên kính hiển vi.
Đếm hồng cầu trên kính hiển vi được thực hiện khi bệnh nhân có các dấu hiệu liên quan đến những rối loạn huyết học ảnh hưởng đến đời sống chất lượng của hồng cầu hay quá trình sản xuất tế bào máu. Trong đó, một số triệu chứng bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý như:
Thường xuyên mệt mỏi, uể oải.
Da xanh tái, nhợt nhạt hoặc vàng da không rõ nguyên nhân.
Sốt không rõ nguyên nhân.
Dễ bị xuất huyết, bầm máu, chảy máu cam bất thường.
Lách to
Đau nhức xương bất thường.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết cách làm phiến đồ máu ngoại vi và cách đếm hồng cầu trên kính hiển vi đúng cách cho các sinh viên y khoa cũng như các kỹ thuật viên tham khảo. Hi vọng qua bài viết, các bạn sinh viên, kỹ thuật viên, bác sĩ có thể ứng dụng để có thể đếm hồng cầu trên kính hiển vi chính xác, hỗ trợ đắc lực cho quá trình chẩn đoán và điều trị các bệnh về huyết học.