Ống nghe Y tế là một thiết bị y tế đã quá quen thuộc với không chỉ những nhân viên y tế mà còn đối với bệnh nhân và người thân. Tuy nhiên cách sử dụng đúng cách ống nghe Y tế lại chưa được nhiều người biết đến.
Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cách bạn cách sử dụng ống nghe y tế đúng cách.
Để biết cách sử dụng ống nghe y tế thì các bạn phải biết được cấu tạo ống nghe và tác dụng của chúng.
Ống nghe Y tế bao gồm 3 phần chính:
Ống nghe y tế hiện nay có rất nhiều loại kèm theo đó là nhiều phụ kiện thay thế để phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. Vì vậy trước khi thăm khám phải lựa chọn và chuẩn bị ống nghe cho phù hợp.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại ống nghe phổ biến là ống nghe người lớn và ống nghe trẻ con.
Vì âm thanh tim, phổi của trẻ em nhỏ hơn so với người lớn, nên ống nghe nhi khoa sẽ có cấu tạo đặc biệt hơn để có thể thu và dẫn âm thanh tối đa nhất đến tai bác sĩ. Vì vậy đối với các bác sĩ chuyên về nhi khoa nên lựa chọn ống nghe chuyên về nhi khoa để thăm khám.
Đối với các loại ống nghe người lớn, các nhãn hàng cũng thường tặng kèm thêm các phụ kiện mặt nghe và màng nghe với nhiều kích cỡ khác nhau để thay thế. Các phụ kiện sẽ chia ra: dành cho người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh. Bác sĩ có thể lựa chọn sao cho phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
Núm tai nghe cũng là một trong các phụ kiện đi kèm ống nghe. Núm tai nghe sẽ có 3 kích cỡ: to, trung bình, nhỏ. Bác sĩ nên chọn núm tai nghe phù hợp với kích cỡ của ống tai ngoài để khi đeo ống nghe thăm khám cảm thấy thoải mái nhất.
>>> BST tai nghe bác sĩ MDF âm thanh trọn vẹn
Để đeo ống nghe y tế đúng, trước tiên các bạn phải xác định hướng đúng của ống nghe. Cầm ống nghe lên, nếu càng ống nghe và núm nghe hướng về phía trước thì là đúng.
Khi đã xác định được hướng chính xác, bạn tiến hành mở càng ống nghe, đặt 2 núm tai nghe vào vị trí 2 ống tai ngoài. Núm tai nghe phải được đặt thoải mái và vừa khít với ống tai ngoài tránh tiếng ồn lọt vào. Bằng cách này bạn sẽ nghe được âm thanh rõ ràng và cao.
Khi dùng tai nghe khám, dùng ngón cái và ngón trỏ cầm ở viền chuông nghe tránh đặt tai vào phần màng nghe làm ảnh hưởng đến truyền âm.
Càng tai nghe sẽ tạo lực ép lên ống tai ngoài. Khi càng tai nghe đạt một góc phù hợp sẽ tạo cảm giác thoải mái, tránh gây đau tai hoặc bị quá lỏng ảnh hưởng đến quá trình nghe. Điều chỉnh càng tai nghe có 2 cách sau:
Như đã nói ở trên, tai nghe thường có 2 chế độ nghe: chế độ nghe tần số cao (nghe bằng màng nghe) và chế độ nghe tần số thấp (nghe bằng chuông nghe).
Để chuyển đổi 2 chế độ nghe, ta tiến hành xoay phần đầu ống nghe cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ quanh phần dây nghe. Đa số các dòng ống nghe sẽ có điểm báo hiệu chế độ nghe. Khi xoay đầu ống nghe sang điểm màu xanh là ống nghe đang ở chế độ nghe tần số thấp, điểm màu trắng là ở chế độ nghe tần số cao.
Khi nghe tim hoặc thăm khám ở trẻ nhỏ, ta nên lựa chọn chế độ nghe tần số thấp, nghe mặt chuông có diện tích nhỏ, phù hợp với trẻ em.
Còn khi nghe phổi, bụng ta nghe chế độ nghe tần số cao, nghe màng vừa có diện tích lớn, phù hợp với các bề mặt nghe có diện tích lớn.
Trước khi tiến hành thăm khám phải chuẩn bị một môi trường khăm khám đạt tiêu chuẩn. Tiến hành thăm khám trong môi trường yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng và nhiệt độ môi trường ấm áp. Điều này góp phần khuếch đại chất lượng âm thanh của ống nghe, tránh tiếng ồn, tạp âm và giúp bạn nghe được cả những âm thanh dù là nhỏ nhất.
Ống nghe y tế được sử dụng trong các trường hợp:
Đo huyết áp.
Giờ chúng ta sẽ hướng dẫn sử dụng ống nghe trong từng trường hợp cụ thể.
Như đã nói ở trên, thăm khám tim ta sẽ sử dụng chế độ nghe có tần số thấp vì tiếng tim thường nhỏ, khó nghe, đồng thời các ổ van tim thường ở các khoang liên sườn, những vị trí có diện tích tiếp xúc bé nên sử dụng mặt chuông là phù hợp hơn.
Khi nghe tim, sẽ có 4 vị trí ổ van tim cơ bản sau:
Đồng thời khi nghe tim, bạn phải tiến hành đếm nhịp tim, đánh giá độ đều nhịp tim, nghe các tiếng tim bệnh lý như tiếng thổi tâm thu, thổi tâm trương, rung miu,…đều là những tiếng thể hiện bệnh lý của tim.
Phổi có diện tích tiếp xúc lớn nên ta sẽ ưu tiên nghe phần màng nghe.
Khi nghe phổi ta nghe chủ yếu các tiếng phế nang thông khí và các tiếng rales phổi, vì vậy khi thăm khám cần hướng dẫn bệnh nhân hít thở đều.
Nghe phổi ta cần nghe ở phía trước ngực, giữa nách và sau lưng.
Phía trước ngực ta sẽ nghe theo 3 đường: đường cạnh ức, đường giữa xương đòn và đường nách trước. Luôn lắng nghe bên trái và bên phải ở cùng một đường và một mức trước khi chuyển xuống mức thấp hơn. Với cách nghe này ta có thể so sánh thông khí phổi 2 bên.
Phía giữa nách ta sẽ nghe theo đường nách giữa và nghe các vị trí đối xứng giống như phía trước ngực.
Phía sau lưng ta sẽ nghe theo 3 đường: đường cạnh cột sống, đường giữa xương vai và đường nách sau. Cách nghe tương tự như trên.
Một vài vị trí cần nghe kĩ đó là đỉnh phổi, rốn phổi và đáy phổi.
Khi tiến hành thăm khám bụng, ta lựa chọn màng nghe để có diện tích tiếp xúc lớn.
Yêu cần bệnh nhân nằm lên giường, 2 tay duỗi song song thân mình, 2 chân gập gối.
Nghe bụng ta sẽ có 2 cách nghe:
Khi thăm khám bụng, ta chủ yếu nghe tiếng nhu động ruột của bệnh nhân. Thông thường sẽ có 2-3 nhu động ruột trong vòng 1 phút. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân chưa ăn thì tiếng nhu động ruột có thể thưa hơn.
Ống nghe y tế sử dụng trong đo huyết áp sẽ kết hợp với máy đo huyết áp cơ. Kho đo huyết áp, ta sử dụng màng nghe để tăng diện tích tiếp xúc với động mạch cánh tay, tránh trường hợp bệnh nhân có mạch máu hơi lệch so với mốc giải phẫu.
Các bước đo huyết áp sẽ tiến hành như sau:
Chỉ số của tiếng mạch đập đầu tiên tương ứng với huyết áp tối đa, hay huyết áp tâm thu. Tiếng mạch đập cuối cùng tương ứng với chỉ số huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương.
Bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn cho các bạn cách lựa chọn, chuẩn bị ống nghe y tế sao cho phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Cũng như hướng dẫn cách sử dụng ống nghe y tế trong thăm khám bệnh nhân. Hy vọng đây là bài viết bổ ích cho sinh viên y dược cũng như những người ngoài ngành y tế có nhu cần tìm hiểu kiến thức y dược.