Loading...
Góc tư vấn

Chỉ số apgar là gì? Chỉ số apgar bình thường là bao nhiêu?

Apgar là điểm đánh giá sức khoẻ sơ sinh khi vừa chào đời. Điểm này được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để đo sức khoẻ tổng thể của trẻ, mục đích là để xác định trẻ sơ sinh có cần can thiệp hoặc hỗ trợ y tế ngay lập tức hay không. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về chỉ số apgar và ý nghĩa thực sự của nó là gì nhé!
  1. Tìm hiểu điểm apgar là gì?

Chỉ số apgar là chỉ số đánh giá tổng thể sức khỏe của trẻ sơ sinh ngay khi vừa sinh ra. Chỉ số này được sử dụng nhiều ở những cơ sở Sản phụ khoa. Chỉ số apgar thường được đo lường dựa trên nhiều yếu tố khác nhau: sức cơ, nhịp tim, phản xạ và nhiều tiêu chí khác.

Thực hiện đo lường chỉ số apgar được thực hiện hai lần vào những khoảng thời gian riêng biệt sau sinh. Lần đầu tiên được thực hiện ở 1 phút đầu sau khi chào đời, kết quả sẽ được gọi là điểm apgar 1 phút. Lần thứ hai sẽ thực hiện vào 5 phút sau khi chào đời và được gọi là apgar 5 phút. Việc tính điểm apgar sẽ được thực hiện nhiều lần nếu điểm apgar của em bé thấp.


Chỉ số apgar là phương pháp hiệu quả để đảm bảo sức khoẻ trẻ ngay khi vừa sinh ra

  1. Chỉ số apgar dùng để làm gì?

Chỉ số apgar không hoàn toàn dùng để dự đoán sức khỏe, hành vi, trí thông minh của em bé. Mà chỉ số apgar được thiết kế với mục tiêu giúp đội ngũ đỡ sinh biết được tình trạng tổng thể của trẻ vào thời điểm vừa chào đời. Từ đó giúp ngăn ngừa tử vong ở trẻ sơ sinh và xác định xem em bé có cần hỗ trợ y tế ngay lập tức hay không. 

Bởi những phút đầu tiên khi mới sinh ra, các bác sĩ khó lắp đặt cho trẻ các thiết bị theo dõi sức khoẻ. Nếu để kéo dài, không có báo cáo về tình trạng của trẻ ngay thì có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Apgar là bài kiểm tra nhanh chóng để các bác sĩ có thể quan sát và đánh giá sơ bộ về tình trạng của trẻ từ đó có thể cấp cứu kịp thời.

Dù đã ra đời từ nhiều thế kỷ trước nhưng chỉ số apgar vẫn được nhiều hộ sinh và bác sĩ áp dụng.

  1. Chỉ số apgar bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số apgar được tính bằng cách cộng 5 yếu tố: màu da, nhịp tim, phản xạ tự nhiên, trương lực cơ, hô hấp của trẻ sau khi đã kiểm tra lại với nhau. Tổng điểm có thể đạt cao nhất là 10 và thấp nhất là không. Tuy nhiên, nếu cao hơn 7 thì trẻ đã được xem là có sức khoẻ tốt, chỉ cần theo dõi không cần hồi sức.

Nhưng thực tế thì ở những phút đầu, hầu hết các trẻ sơ sinh đều có điểm apgar dưới 10 vì những lý do vô hại như: Những bộ phần như tay, chân vì ở xa tim nên cần thời gian để hồng hào.

Thang điểm apgar 1 phút sẽ báo hiệu trạng thái của trẻ:

  • Nếu apgar từ 8 điểm trở trở lên: Được xem là đạt và trẻ được đánh giá là an toàn.
  • Nếu apgar đạt từ điểm 4 đến điểm 6 thì trẻ bị xem là đang trong tình trạng bị ngạt và cần được hồi sức.
  • Nếu apgar dưới 3 điểm thì được chẩn đoán là tình trạng ngạt nguy kịch và cần phải thực hiện hồi sức tích cực ngay.


Điểm apgar đóng vai trò quan trọng trong việc cấp cứu cho trẻ sơ sinh

Việc đo lường chỉ số apgar sẽ được đánh giá lại sau 5 phút, nếu điểm apgar 5 phút vẫn dưới 9 điểm thì sẽ tiếp tục đánh giá thêm thời điểm 10 phút.

Điểm apgar 1 phút thấp cho thấy có thể bé cần chăm sóc ngay về mặt y khoa, tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng tới sức khoẻ lâu dài nhất là khi trong thời điểm 5 phút sau thì điểm apgar của bé có sự cải thiện.

Nếu điểm apgar của bé vào cả ba thời điểm 1 phút, 5 phút và 10 phút đều dưới 3 thì cho thấy bé có nguy cơ bị tổn thương thần kinh lâu dài.

Có thể thấy, một số trường hợp có điểm apgar thấp do: sinh non, trẻ bị dị tật bẩm sinh, bà mẹ có những bệnh lý kèm theo hoặc đã phải trải qua cuộc sinh nở khó khăn,...

Tuy nhiên, vì đây là điểm tự đánh giá qua quan sát nên điểm apgar chỉ mang tính chất tương đối. Có người sẽ cho em bé 7 điểm trong khi người khác có thể cho 6 điểm. Vì vậy đây là lý do vì sao điểm apgar chỉ là một trong số thang điểm được sử dụng để đánh giá tình trạng chung cho trẻ sơ sinh.

  1. Bảng chỉ số apgar chi tiết

Bảng chỉ số apgar thường chia thành 5 yếu tố, mỗi yếu tố được cho điểm từ 0 đến 2 và sau đó được cộng lại thành điểm apgar cho mỗi lần kiểm tra. Các bác sĩ thường sử dụng thang đo mỗi lần để đánh giá xem trẻ có vấn đề gì cần điều trị không và sẽ ghi lại tình trạng ban đầu của bé trong các hồ sơ.

 
Bảng điểm chỉ số apgar chi tiết và các cấp độ

Với thời đại công nghệ kỹ thuật tiên tiến và các dịch vụ chăm sóc y tế phát triển vượt bậc thì phần lớn những trẻ em sơ sinh đều khỏe mạnh. Vậy nên, thay vì tập trung vào chỉ số apgar thì bạn nên tận hưởng niềm vui với đứa con mới chào đời của mình!

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status