Xương sườn bao gồm các xương thẳng, cong tạo thành lồng ngực. Loại xương này cực kỳ nhẹ, có khả năng phục hồi rất cao và đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Người bình thường sẽ có 12 cặp xương sườn giúp tạo nên tổng thể 24 xương sườn.
Tuy nhiên có những người được sinh ra với hơn 24 xương sườn, những xương này được gọi là xương thừa. Ngược lại một số người sinh ra với ít hơn 24 xương sườn sẽ được gọi là thiếu xương sườn.
Ta có thể nắm rõ cách đếm xương sườn và phân biệt xương sườn theo hai loại là xương sườn thật và xương sườn giả:
Bộ xương sườn số 11 và 12 được gọi là xương sườn cụt, những xương này chỉ kết nối với đốt sống ngực của cột sống tại phía sau.
Đặc biệt số lượng xương sườn ở cả nam và nữ là giống nhau và hầu hết mọi người đều có tổng số lượng xương sườn là 24 cái.
Hiện nay có hai loại xương sườn mà bạn có thể phân biệt là xương sườn điển hình và xương sườn không điển hình với đặc điểm cụ thể như sau.
Những cặp xương sườn từ 3 đến 9 được gọi là xương sườn điển hình và giống nhau về chức năng, cấu trúc. Mỗi xương được cấu tạo từ ba thành phần chính bao gồm phần đầu, cổ và trục.
Thế nào là xương sườn không điển hình? Tại sao lại có cái tên lạ đến như vậy? Xương sườn không điển hình là những xương có số thứ tự là 1, 2, 10 và 12 do có cấu trúc khác biệt với các xương còn lại.
Theo đó xương số 1 có đặc điểm là ngắn và to, xương số 2 hài và hẹp hơn, xương số 10, 11 và 12 là xương không điển hình. Đôi khi một số người có xương sườn phía trên xương sườn số 1 và thường được gọi là xương sườn cổ. Xương này có thể gây cản trở một số chức năng bình thường của các dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch ở gần xương quai xanh.
Ngoài nắm rõ cách đếm xương sườn thì bạn cần ghi nhớ những chức năng chính của xương sườn như sau:
Theo đó bảo vệ các cơ quan nằm bên trong của lồng ngực được xem là chức năng quan trọng số một của xương sườn. Những cơ quan này bao gồm tim, phổi, khí quản, thực quản, cơ hoành cũng như nhiều dây thần kinh và các cấu trúc mạch máu. Vì có sự bảo vệ của xương sườn mà các cơ quan này có thể hoạt động tốt, an toàn và hiệu quả.
Xương sườn là một bộ phận vô cùng quan trọng giúp thực hiện nhiều chức năng như bảo vệ các cơ quan và hỗ trợ quá trình thở. Vì vậy việc hiểu rõ cấu tạo xương sườn, cách đếm xương sườn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe xương và hạn chế những rủi ro nghiêm trọng. Mong rằng những thông tin chi tiết bài viết cung cấp sẽ giúp bạn đọc nắm được các chức năng, cấu tạo cơ bản của bộ phận này.