Loading...
Góc tư vấn

Cách đọc điện tim có khó không? Cách đọc chính xác nhất

Điện tâm đồ là một trong những xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản mà đa số bệnh nhân đến viện kiểm tra sức khoẻ phải thực hiện. Tuy nhiên nhiều người cũng chưa hiểu hết cách đọc điện tâm đồ sẽ như thế nào và đọc sao cho đúng cách. Vậy đọc điện tâm đồ có khó hay không. Tác dụng của điện tâm đồ là gì? Cùng bài viết này tìm hiểu nhé.

Điện tâm đồ là gì?

Điện tâm đồ có tên viết tắt là ECG, đây là phương pháp theo dõi hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu hoạt động của tim. Khi tim co bóp, tim sẽ phát ra các xung động biến thiên của dòng điện, lúc này điện tâm đồ là một đường cong có chức năng ghi lại các xung động đó. Thông qua đọc điện tâm đồ, ta có thể biết được chức năng tống máu của tim, biết được nhịp điệu và tốc độ hoạt động của tim.

 Khái niệm về điện tâm đồ.

Những tác dụng của điện tâm đồ.

Cận lâm sàng điện tâm đồ ghi lại các xung động của dòng điện dẫn truyền từ tim, nhờ đó giúp các bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tim mạch như: rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền tim mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, thiếu máu cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, tâm phế mạn, viêm màng ngoài tim cấp, rối loạn các chất điện giải trong máu, dày thành cơ tim,.....

Một vài cách đọc điện tim trong các bệnh về tim mạch như:

  • Chẩn đoán nhồi máu cơ tim: khi cơ tim bị thiếu máu và thiếu khí O2 dễ dẫn đến bị tổn thương hay hoại tử cơ tim, giảm khả năng dẫn truyền điện của cơ tim và sự thay đổi này ghi nhận được trên điện tâm đồ, đây là một trong những cận lâm sàng có giá trị nhất giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim sớm.
  • Chẩn đoán thiếu máu cơ tim: khi cơ tim bị thiếu máu sẽ cho thấy hình ảnh sóng T âm, dẹt trên điện tâm đồ, âm.
  • Chẩn đoán và theo dõi rối loạn nhịp tim: những bất thường tại vị trí phát ra nhịp tim (nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His tại cơ tim) và bất thường dẫn truyền một chiều của tim sẽ cho hình ảnh nhịp tim bất thường, không đều trên điện tâm đồ
  • Chẩn đoán rối loạn dẫn truyền nhịp tim do hệ thống dẫn truyền: việc tổn thương hay mất sự liên tục trong dẫn truyền cho thấy các bất thường về nhánh điện học của tim trên điện tâm đồ (Block nhĩ thất, Block nhánh tim).
  • Chẩn đoán các biến chứng tim lớn như dày thành cơ tim hay buồng tim giãn: quá trình khử cực, tái cực của điện tim sẽ thay đổi, qua đó trên giấy ghi điện tâm đồ sẽ cho những dấu hiệu nhất định về tình trạng buồng tim lớn, tuy nhiên giá trị của điện tâm đồ không quá quan trọng trong trường hợp này vì tiêu chuẩn thay đổi nhiều phụ thuộc vào chủng tộc, các yếu tố gây nhiễu và độ nhạy kém, trong khi y học cũng có nhiều phương pháp chẩn đoán tim tốt hơn.
  • Chẩn đoán một vài thay đổi sinh hóa máu: do điện tim hình thành nên sự di chuyển của các ion (natri, kali, canxi...). Khi có sự thay đổi nồng độ các chất này, điện tâm đồ cũng có khả năng thay đổi.
  • Chẩn đoán một số trường hợp ngộ độc thuốc: ngộ độc thuộc điều hoà nhịp tim digoxin làm thay đổi đoạn ST của mọi cực, ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm dài đoạn QT.

Mắc điện tim đúng cách.

Trước khi tìm hiểu cách đọc điện tim, chúng ta cần biết cách mắc điện tim chọn xác để máy điện tim cho ra kết quả có độ chính xác cao nhất.

Máy điện tâm đồ sẽ chia ra làm 2 loại điện cực:

  • Điện cực chi 
  • Điện cực ngực.

Vị trí mắc điện cực chi:

Trước khi gắn điện cực chi, hãy làm sạch các vị trí đặt các điện cực bằng cồn 75%, sau đó bôi một lượng gel nhỏ lên vị trí vừa làm sạch da:

  • Điện cực RA màu đỏ R: đặt tại cánh tay phải / Cơ delta phải
  • Điện cực LA màu vàng L: đặt tại cánh tay trái / Cơ delta trái
  • Điện cực RL màu đen RF: đặt tại chân phải / vị trí càng gần tim càng tốt
  • Điện cực LL màu xanh lá cây F: đặt tại chân trái / vị trí càng gần tim càng tốt
Các chỉ số điện tâm đồ cơ bản.

Vị trí mắc điện cực ngực:

Cũng tương tự như điện cực chi, trước khi đặt điện cực ngực cần dùng cồn để làm sạch các vị trí đặt điện cực. Điện cực tại ngực gồm 6 điện cực được đặt ở 6 vị trí như sau:

  • V1 màu đỏ: Khoang liên sườn 4-5 đường cạnh xương ức bên phải
  • V2 màu vàng: Khoang liên sườn 4-5 đường cạnh xương ức bên trái
  • V3 màu xanh lá: Vị trí giữa điện cực V2 và V4
  • V4 màu nâu: Khoang liên sườn 5-6 cắt với giữa xương đòn trái
  • V5 màu đen: Khoang liên sườn 5-6 cắt với đường nách trước bên trái
  • V6 màu tím: Khoang liên sườn 5-6 cắt với đường nách giữa bên trái

Cách đọc điện tâm đồ cơ bản.

Đọc điện tâm đồ rất phức tạp, mỗi một bệnh về tim mạch sẽ có một điện tâm đồ riêng. Tuy nhiên, các bước đọc điện tâm đồ cơ bản sẽ tiến hành như sau:

  1. Nhận xét chung

  • Nhịp tim: Nhịp tim bình thường gọi là nhịp Xoang sẽ có đầy đủ phức bộ PQRS, được tạo ra bởi xung động điện hình thành từ nút xoang nhĩ dẫn truyền tại tim.
  • Tần số: Tần số của tim được xác định bằng cách đơn giản, đếm số ô vuông lớn giữa 2 chu chuyển tim. Rồi lấy 300 chia cho số ô vuông vừa đếm được.
Nhịp xoang bình thường có tần số từ 60-100 lần/phút.
 

Trục, tư thế và góc điện tim: Trục điện tim là hướng trung bình của điện thế hoạt động đi qua tâm thất trong quá trình khử cực

Cách tính đơn giản, người ta thường đo biên độ tại chuyển đạo DI và aVF (2 chuyển đạo vuông góc nhau) từ đó xác định trục và góc α của trục điện tim.

  • Sóng P: Là sóng đầu tiên trong điện tâm đồ và chỉ ra hoạt động lan truyền xung động điện ngang qua nhĩ.

Sóng P giúp xác định xem nhịp tim có xuất phát từ nút xoang nhỉ (nhịp xoang) hay không.

  • Khoảng PR: Được tính từ thời điểm bắt đầu sóng P đến điểm khởi đầu phức bộ QRS.

Đây là khoảng thời gian cần thiết để dòng điện truyền từ nhĩ qua nút nhĩ thất đến các sợi tế bào mạng lưới Purkinje giúp phản ánh hiện tượng chậm dẫn truyền qua nút nhĩ thất.

  • Phức bộ QRS: Phức bộ QRS là thành phần có vai trò quan trọng nhất trong điện tâm đồ. 

Phức bộ QRS biểu hiện sự lan truyền xung động ngang qua cơ thất ( quá trình khử cực và co thắt).

  • Đoạn ST: Đây là khoảng thời gian cơ tâm thất còn đang trong giai đoạn khử cực, được tính từ cuối phức bộ QRS đến điểm đầu sóng T.
  • Sóng T: Thời gian từ đầu phức bộ QRS đến đỉnh của sóng T được gọi là thời gian trơ tuyệt đối. Nửa cuối còn lại của sóng T được gọi là thời gian trơ tương đối.
  • Khoảng QT: Khoảng QT được tính từ thời điểm đầu phức bộ QRS đến điểm cuối sóng T, là khoảng thời gian hoạt hóa và hồi phục tâm thất. 

Khoảng QT giảm đi khi nhịp tim tăng lên, do đó khoảng QT được điều chỉnh theo nhịp tim gọi là khoảng QT hiệu chỉnh.

  • Sóng U: Nguồn gốc sóng U còn chưa chắc chắn và đang cần nghiên cứu thêm. 
  1. Kết luận:

Từ những bước đọc điện tâm đồ trên sẽ chỉ ra những bất thường từ đó đưa ra kết luận về bệnh có thể gặp phải.

Bài viết trên đã giới thiệu về điện tâm đồ, tầm quan trọng của nó trong chẩn đoán các bệnh liên quan đến tim mạch và hướng dẫn cách đọc điện tâm đồ cơ bản. Tuy nhiên đọc điện tâm đồ còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn ở những bài viết sau.

 
Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status