Loading...
Góc tư vấn

Cách Đọc Phim X Quang Ngực Chi Tiết, Chính Xác Nhất

X quang là phương pháp xét nghiệm lâm sàng được đánh giá quan trọng nhất trong việc chẩn đoán bệnh lý về phổi hoặc xương. Khi đã chụp xong X quang thì điều cần làm đó là đọc X quang. Vậy cách đọc phim X quang như nào là chính xác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả ở trong bài viết dưới đây nhé!

X quang ngực được hiểu là gì? Tư thế chụp như nào cho chuẩn xác?

Để tìm hiểu cách chụp cũng như các vấn đề liên quan đến X quang, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ về X quang ngực.

X quang ngực là phương pháp kỹ thuật giúp chẩn đoán hình ảnh nhằm đánh giá tình trạng của ngực, với các thành phần của nó và các cấu trúc lân cận của bệnh nhân. X quang ngực chính là phim được chụp nhiều nhất trong y khoa. Nó sẽ giúp các bác sĩ phát hiện ra những bất thường và đưa ra chẩn đoán sơ bộ.

Giống như hầu hết các phương pháp chụp X quang khác, chụp X quang ở ngực sẽ dùng tia phóng xạ tạo thành tia X từ đó sẽ chụp được hình ảnh ngực. Liều phóng xạ trung bình dành cho người lớn là khoảng 0.02 mSv (2 mrem) cho một phim ngực thẳng (PA hay posterior-anterior) và 0.08 mSv (8 mrem) cho phim chụp nghiêng (LL hay latero-lateral).

Có 4 tư thế để chụp X quang thông thường:

  • Sau - trước
  • Nghiêng
  • Trước - sau
  • Nằm - nghiêng


X quang ngực chính là phim được chụp nhiều nhất trong y khoa

Khi nào thì bạn cần phải tiến hành chụp X quang ở ngực

Bệnh nhân chỉ thực hiện chụp X quang ở ngực khi mà bác sĩ nghi ngờ hoặc cần đánh giá tình trạng của bệnh nhân có liên quan đến phổi hoặc xương như: Tràn khí màng phổi, viêm phổi, bệnh phổi kẽ, suy tim, thoát vị hành hoặc gãy xương.

Lợi ích của việc chụp phim X quang là: Thời gian có kết quả chụp phim ngắn, chi phí thấp và kỹ thuật chụp đơn giản, dễ thực hiện.

Nhược điểm của phương pháp chụp X quang là kết quả chụp có chính xác hay không phụ thuộc vào kỹ năng của người chụp, cùng sự hợp tác của người bệnh và kinh nghiệm đọc kết quả của bác sĩ.


Đứng đúng tư thế khi chụp X quang

Hướng cách đọc phim X quang ngực chính xác nhất

Các bước để đọc X quang lồng ngực gồm:

  • Kiểm tra lại chính xác thông tin bệnh nhân và ngày chụp X quang
  • Cần chú ý tư thế trong khi chụp : thẳng, tại giường, nghiêng, chếch và nằm nghiêng.
  • Xem các đánh dấu trên phim chụp
  • Xem chất lượng phim: Nó có quá sáng hay quá tối, hít vào có đủ sâu không? Bất động tốt không? Tư thế có chắc ngay không.

Cần biết cách đọc đọc phim X quang chính xác

Thường thì X quang lồng ngực chụp với kết quả bình thường khi có những đặc điểm sau.

Xương lồng ngực

Xương ức và phần xương cột sống ngực thường không thấy được ở trên phim thẳng, nó chỉ thấy rõ trên phim chụp nghiêng.

Xương sườn : Sẽ xác định trên phim chụp thẳng.

  • Cung sau: Đi từ trên đến xuống dưới, từ trong và ra ngoài.
  • Cung trước: Đi từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Phần sụn không cản quang nên sẽ không xác định được tổn thương.
  • Các xương sườn 11, 12 chỉ có thể thấy được trên phim chụp tiết niệu.

Cơ và phần mềm thành ngực

  • Cơ ngực lớn, còn cơ ức đòn chũm.
  • Bóng vú cùng với núm vú của phụ nữ.

Những bộ phận này chồng hình lên vùng nền và ngoại vi hai phế trường, sẽ làm giảm độ sáng của phổi.

Nhu mô phổi và rốn phổi

  • Hai phế trường có màu đen trên phim chụp thì được gọi là hình sáng.
  • Rốn phổi có màu trắng, gọi là hình mờ, xuất phát từ hai bên của bờ tim và hình rễ cây. Rốn phổi được tạo thành bởi động mạch phổi và cùng các phế quản. Rốn phổi trái thường cao hơn rốn phổi phải khoảng 1cm đến 2cm. Rốn phổi chia nhánh nhỏ dần ra ngoại vi của thành vân phổi. Khi cách thành ngực khoảng 1 cm thì vân phổi đã không còn thấy rõ.

Bóng tim và trung thất

  • Bình thường ở vị trí lệch trái và có đường kính ngang là < 1⁄2 đường kính ngang lồng ngực.

Khí quản và phế quản gốc

  • Thấy rõ được ở trên phim chụp điện áp cao.
  • Vòm hoành
  • Vòm hoành phải cao hơn vòm hoành trái khoảng 1m đến 2 cm. Nằm ngay dưới vòm hoành trái là túi hơi dạ dày.

Phân chia phế trường và với trung thất

  • Phân chia phế trường

TRÊN PHIM THẲNG

Theo chiều ngang

  • Vùng đỉnh: Từ bờ trên cung ở trước sườn 2 trở lên.
  • Vùng rốn : Từ bờ trên cung ở trước sườn 2 đến bờ trên cung trước sườn 4.
  • Vùng nền : Từ bờ trên cung ở trước sườn 4 đến vòm hoành.

Theo chiều dọc

  • Vùng trung tâm: Dọc theo từ điểm giữa xương đòn trở vào.
  • Vùng ngoại vi : Dọc theo các điểm giữa xương đòn trở ra.

Theo các mốc giải phẫu X quang

  • Vùng trên đòn.
  • Vùng dưới đòn.
  • Góc sườn hoành hai bên.
  • Góc tâm hoành hai bên.
  • Vùng rốn phổi.

Trên phim nghiêng

  • Phổi được phân chia thành các thuỳ và thêm phân thuỳ phổi. Phổi phải sẽ có 3 thuỳ trên, giữa và dưới. Phổi trái thì có 2 thuỳ trên và dưới và mỗi bên phổi được chia thành 10 phân thuỳ.

Vùng trung thất

Bình diện thẳng

  • Trung thất là hình mờ nằm giữa hai trường phổi, nó được giới hạn bởi phế mạc trung thất hai bên. Được chia làm 3 tầng (trên, giữa và dưới) bằng hai mặt phẳng qua bờ trên của quai động mạch chủ và qua bờ dưới ngã ba khí phế quản.

Bình diện nghiêng

Sẽ được phân chia theo sơ đồ của Felson :

  • Trung thất trước: Từ mặt sau xương ức cho tới bờ trước khí quản (hoặc bờ sau tim).
  • Trung thất giữa: Tiếp theo trung thất trước sẽ tới sau bờ trước cột sống ngực khoảng 1cm.
  • Trung thất sau: Tiếp theo trung thất giữa sẽ tới hết máng sườn cột sống.

Qua các bước hướng dẫn trên, bạn đã biết thêm kiến thức về cách đọc phim X quang ngực chưa nhỉ? Hy vọng là nó sẽ giúp ích nhiều cho công việc của bạn. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status