Loading...
Góc tư vấn

[A-Z] Hướng dẫn cách nghe tim chi tiết nhất từ chuyên gia

Trong thực hành lâm sàng thì khám tim là một thao tác rất quan trọng. Khám tim đã cung cấp cho người thầy thuốc rất nhiều các thông tin có giá trị để có thể chẩn đoán được bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phương pháp nghe tim và tiếng tim nhé.

Phương pháp nghe tim

Có 2 phương pháp nghe tim là nghe tim trực tiếp và nghe tim bằng ống nghe.

  • Nghe trực tiếp: Nghe tim bằng tai phải, áp tai vào một lớp khăn mỏng trải lên ngực bệnh nhân. Hiện nay các bác sĩ không áp dụng phương pháp này vì khá bất tiện khi nghe vùng nách, đặc biệt đối với bệnh nhân nữ;
  • Nghe gián tiếp: Nghe tim bằng ống nghe đeo vào 2 lỗ tai, phương pháp này đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Ống nghe bao gồm có 3 bộ phận: dây ống nghe (để có thể nghe rõ nên có chiều dài thường không quá 30cm, đường kính từ 3 - 4cm, vách nghe đủ dày để ngăn được tạp âm), phần màng (dẫn truyền các âm có tần số trên 300Hz) và phần chuông nghe dẫn truyền các âm có tần số từ 30 - 150Hz.
Ống nghe MDF Classic Cardiology Titanium MPRINT
MPRINT
 
1 reviews
5,500,000 đ
Ống nghe bằng đá cẩm thạch MDF Classic Cardiology Titanium MPRINT là sự kết hợp hoàn hảo của dòng ống nghe cao cấp Cardiology Series cùng thiết kế đột phá. Chính sự kết hợp đó đã tạo cho ống nghe MDF Classic Cardiology Titanium MPRINT chiếm một vị trí nhất định ...

Cách nghe tim

Các bác sĩ thường nghe tim ở tư thế bệnh nhân nằm ngửa, hoặc nằm nghiêng sang trái hoặc ngồi.

Vị trí nghe tim 

Các bác sĩ sẽ nghe tim ở các vị trí gồm:

  • Ổ van 2 lá: Vị trí Ở mỏm tim vào khoảng liên sườn số 3 hoặc xương sườn số 5 trên đường vú trái. Trường hợp bị bệnh, mỏm tim có thể bị sa xuống thấp hoặc sang trái thì các bác sĩ cần phải nghe tim ở vị trí mới có mỏm tim;
  • Van 3 lá: Đặt ống nghe tại vị trí Nằm trên sụn sườn 6 bên phải;
  • Ổ van động mạch chủ: vị trí một ổ ở khoảng liên sườn số 2 bề bên phải xương ức và 1 ổ khác ở liên sườn số 3 sát bờ bên trái ức (hay gọi là Eck-Botkin);
  • Ổ van động mạch phổi: đặt tại vị trí khoảng liên sườn số 2 bên trái sát xương ức.

Tiếng tim bình thường 

Tiếng tim là những âm thanh ngắn, và thoáng qua khi van đóng mở; bao gồm các tiếng tại thì tâm thu và tâm trương.

 
  • T1 xảy ra ngay khi bắt đầu thì tâm thu, nguyên nhân chủ yếu do sự đóng van hai lá, ngoài ra có thể có góp phần của van ba lá. Tiếng tim T1 thường tách đôi và có âm sắc cao. 
  • T2 nghe được ở đầu thì tâm trương, nguyên do đóng van động mạch chủ và van động mạch phổi. Bình thường, van động mạch chủ (A2) sẽ đóng trước van động mạch phổi (P2), trừ trường hợp van động mạch chủ sẽ đóng muộn hoặc van động mạch phổi sẽ đóng sớm. Trường hợp van động mạch chủ bị đóng muộn trong block nhánh trái hoặc hẹp chủ; hoặc van động mạch phổi đóng sớm trong các dạng của hiện tượng tiền kích thích. 
  • Clac mở van chỉ nghe được ở thì tâm thu; phân biệt với T1 và ST bởi âm sắc cao hơn và thời gian ngắn hơn. Một số tiếng clac nghe được ở những thời điểm khác nhau trong kỳ tâm thu do thay đổi huyết động. Tiếng clac có thể đơn độc hoặc có nhiều tiếng.

Tiếng tim bất thường

  • T3 nghe được ở đầu thì tâm trương, khi tâm thất dãn ra mà không đàn hồi. Tiếng T3 xảy ra trong thời kỳ đổ đầy thất thụ động và thường gọi là rối loạn chức năng tâm thất nặng ở người lớn và trẻ em; có thể nghe được tiếng T3 sinh lý tới tận 40 tuổi. Tiếng T3 tại tâm thất phải, nghe được rõ nhất (đôi khi là duy nhất) khi hít vào (do áp lực tại âm lồng ngực làm tăng đổ đầy tâm thất phải) và bệnh nhân nằm ngửa. Tiếng T3 tại tâm thất trái nghe được rõ nhất khi người bệnh thở ra và nằm nghiêng bên trái (do vị trí tim nằm sát thành ngực nhất).
  • T4 được tạo ra do đổ đầy thất chủ động khi tâm nhĩ co, thường nghe được ở gần cuối của thì tâm trương. Tiếng này nghe giống T3 và nghe rõ nhất khi dùng phần chuông nghe. Khi hít vào, tiếng T4 tâm thất phải nghe rõ hơn còn tiếng T4 tâm thất trái mờ đi. T4 thường gặp hơn T3 và thể hiện mức độ suy giảm chức năng của tâm thất (thường là tâm trương) ít hơn. T4 sẽ không nghe được trong rung nhĩ (nguyên do là tâm nhĩ không co bóp), tuy nhiên gần như luôn có thể nghe thấy trong trường hợp thiếu máu cơ tim tiến triển hoặc ngay sau cơn nhồi máu cơ tim.
  • T3, có hay không đi kèm T4, thường gặp trong trường hợp rối loạn chức năng tâm thu tâm thất trái nặng; T4 không đi kèm T3 thường xảy ra khi rối loạn chức năng tâm trương tâm thất trái.

Tiếng thổi tâm thu 

Các tiếng thổi tâm thu khi tống máu từ tim trái có những đặc điểm sau:

  • Trong trường hợp hẹp van động mạch chủ: tiếng thổi tâm thu mạnh nhất giữa tâm thu tại ổ van động mạch chủ, và có rung miu tâm thu, lan lên cổ sau đấy đi xuống mỏm tim. 
  • Trong trường hợp cung lượng máu tăng tốc độ tuần hoàn: xảy ra khi thiếu máu, cường tuyến giáp, hoặc phình động mạch chủ, khi tăng thể tích máu bóp lên động mạch chủ trong hở van tim động mạch chủ: tuy không có vật cản khiến cho dòng máu phụt đi, nhưng do tăng cung lượng máu, và tăng tốc độ dòng máu, nên máu sẽ xoáy mạnh khi di chuyển, từ đó tạo ra tiếng thổi. Tiếng thổi có thể nghe nhẹ hoặc mạnh, có rung miu.
  • Trong trường hợp hẹp các nhánh động mạch phổi: tiếng thổi tâm thu mạnh giữa tâm thu tại vùng ổ van động mạch phổi, sau đó lan ra hai nách một cách đối xứng.

Các tiếng thổi tâm thu nguyên nhân do máu trào ngược có những đặc điểm sau đây:

  • Trong trường hợp hở van hai lá: do van hai lá không được đóng kín lúc tâm thu, nên máu bị phụt ngược trở lại nhĩ trái, tiếng thổi nghe được bắt đầu ngay sau khi T1, kéo dài tới hoặc có khi vượt quá T2 chủ, nghe thấy âm sắc thô, như hơi nước phụt, nghe rõ nhất ở mỏm tim, sau đó lan theo vùng nách ra sau lưng.  
  • Trong trường hợp hở do sa van hai lá: xuất hiện những tiếng clic giữa tâm thu, sau đó là thổi tâm thu: tiếng clic do van hai lá bật vào nhĩ trái xảy ra khi dây chằng kéo căng dưới ảnh hưởng của áp lực trong tâm thất trái lúc tâm thu, tiếng thổi tâm thu do máu phụt từ tâm thất lên nhĩ qua lỗ van hai lá hở.
  • Trong trường hợp hở van ba lá: chủ yếu các trường hợp van ba lá hở cơ năng, nghĩa là van và các dây chằng thanh mảnh, và mềm mại, nhưng vành van bị giãn nguyên nhân do tâm thất phải giãn to, hay xảy ra trong các trường hợp tăng áp lực trong thất phải. Tiếng thổi tâm thu trong hở van ba lá thường nghe rõ liên sườn số 4-5 trái, sát với bờ trái xương ức, sau đó yếu dần đi khi dịch ống nghe về phía mỏm tim, tiếng thổi tâm thu mạnh lên khi hít vào và không nín thở (hay được gọi là dấu hiệu Rivero Carvalho). Nếu đã bị suy tim phải, gan to, hay tĩnh mạch cổ nổi, ta có thể thấy được gan và tĩnh mạch cổ đập theo nhịp tim.

Tiếng thổi tâm trương 

Hở van động mạch chủ

Tiếng thổi tâm trương xuất hiện ngay sau T2 chủ, có thể tiếng này chiếm một phần đầu tâm trương nếu chỉ hở nhẹ, và có thể kéo dài toàn tâm trương nếu hở nặng. Trong trường hợp hở nặng và cấp van động mạch chủ, tâm thất trái bị suy nhanh chóng, gây nên áp lực cuối tâm trương trong tâm thất tăng cao, nên cản máu từ động mạch chủ đổ về do hở van động mạch chủ ta thường nghe rõ ở liên sườn số 3 trái, cạnh bờ trái ức dọc theo bờ trái xương ức xuống dưới mỏm tim, tiếng nghe êm dịu, xa xăm như tiếng thở hít vào. Để có thể nghe rõ hơn tiếng thổi thở ra này, ta thường để bệnh nhân ngồi, nín thở sau khi thở ra, và cúi về phía trước. 

Hở van động mạch phổi

Tiếng thổi tâm trương sẽ nghe rõ ở liên sườn số 2 trái, xuất hiện ngay sau T2 phổi, cảm giác nghe tiếng thổi ở rất gần tai, sau đó lan dọc theo bờ trái xương ức xuống dưới mỏm tim, hít vào sâu có thể làm tăng âm lượng tiếng thổi, nguyên do đã làm tăng lượng máu đổ về tim phải. Hở van động mạch phổi cộng với áp lực động mạch phổi thấp: xảy ra sau phẫu thuật tách van động mạch phổi hẹp, hoặc sau phẫu thuật sửa hoàn toàn Fallot 4.

Tiếng thổi liên tục 

Gặp trong trường hợp còn ống động mạch: tiếng thổi liên tục mạnh nhất là về giữa và cuối tâm thu, đầu tâm trương, nghe rõ nhất ở liên sườn số 1-2 trái, thường kèm theo tiếng rung miu.

  • Rò chủ - phổi: thổi liên tục thường nghe rõ ở vị trí liên sườn số 3 trái.
  • Động mạch bàng hệ thường xuất phát từ động mạch chủ nối liền với hệ thống động mạch phổi xảy ra trong bệnh teo động mạch có thông liên thất: tiếng thổi liên tục nhẹ, nghe thấy ở hai bên lồng ngực và rõ nhất là ở sau lưng.
  • Rò động mạch vành vào các buồng tim phải: nguyên do khuyết tật bẩm sinh gây tiếng thổi liên tục thấp, ở vùng giữa tim, trong mỏm hoặc mũi ức. 
  • Vỡ túi phình xoang Valsalva vào nhĩ thất: nguyên do khuyết tật của mô thuộc lớp lá ở giữa vùng xoang Valsalva, và van động mạch chủ, nên khi gặp điều kiện gây bệnh như gắng sức, hoặc nhiễm khuẩn tại xoang Valsalva, khiến xoang có thể phình to và thủng, gây ra suy tim do tăng gánh tâm trương trong thất.  
  • Thổi liên tục ở tĩnh mạch: thổi liên tục xảy ra ở nền cổ hoặc vùng dưới đòn, nghe rõ nhất ở tư thế ngồi, đứng, và mất đi khi quay cổ về bên đối diện với tiếng thổi, hoặc khi ta lấy ngón tay ấn vào tĩnh mạch cảnh ngoài, ở phía trên vị trí có tiếng thổi.

Tiếng cọ màng tim nghe

Là những âm thanh sột soạt, âm sắc cao nghe được trong suốt chu kỳ chuyển tim. Tiếng cọ màng ngoài tim có 1 - 3 thành phần ứng với tâm nhĩ thu, tâm thất thu và đổ đầy thất thì tâm trương. Tiếng cọ màng tim thường nghe rõ khi bệnh nhân ngồi và cúi người về phía trước, thở ra gắng sức.

Trong những trường hợp bệnh lý, 2 lá của màng ngoài tim bị viêm nhiễm nên bị mất tính nhẵn bóng thường có, và trở nên ráp nên khi tim co bóp, các lá của màng ngoài tim khó có thể thể trượt lên nhau êm dịu như bình thường mà sẽ phát sinh tiếng cọ. Đây là các tiếng sẽ cộng thêm vào các tiếng tim bình thường, ta nghe rất gần bên tai, có thể là 1 hoặc 2 tiếng. Vị trí nghe rõ thường ở vùng trước tim, sát xương ức trái và gần mũi kiếm.

Các thông tin mà bác sĩ thu được từ nghe tim khi khám tim sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được nhiều vấn đề sức khỏe tim mạch. Vì vậy, khi được chỉ định nghe tim, người bệnh cần tuân thủ đúng và đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status