Loading...
Góc tư vấn

Cách tính dịch truyền bơm tiêm điện chính xác nhất

Ngày nay, cụm từ “truyền dịch” chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người vì sức khỏe là vấn đề luôn được mọi người quan tâm và trú trọng. Bên cạnh phương pháp truyền dịch thông thường thì bơm tiêm điện là phương pháp giúp truyền dịch nhanh chóng, hiệu quả và được ứng dụng ngày càng nhiều. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng vì cách tính dịch truyền khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện cần có kiến thức chuyên môn. Vậy làm thế nào để tính dịch truyền bơm tiêm điện?

Khái niệm về dịch truyền và bơm tiêm điện?

Dịch truyền được hiểu là dung dịch chứa khoáng chất và dinh dưỡng, được sử dụng để truyền vào cơ thể người bệnh để cung cấp dưỡng chất nuôi cơ thể cũng như hồi phục sức khỏe. Nguyên liệu chính của dung dịch này là nước cất - đây là loại nước tinh khiết có thể hòa tan các khoáng chất hoặc thuốc để tạo thành dung dịch có lợi cho cơ thể.

 Dịch truyền. 

Bơm tiêm điện là một công cụ y tế, bao gồm một bộ điều khiển ống tiêm, sử dụng pin, dùng để tiêm thuốc vào cơ thể người bệnh. Thời gian thuốc đi vào cơ thể nhanh hay chậm tùy thuộc vào người cài đặt và lượng thuốc đi vào cơ thể sẽ có tốc độ không đổi theo thời gian đã cài đặt. Điều này giúp tránh được tình trạng thuốc vào quá nhanh gây sốc thuốc. Ống tiêm có đầu kim rất mỏng, chèn ngay dưới phần da của cánh tay, chân hoặc bụng, nên được nhiều người gọi là phương pháp “truyền dưới da liên tục”.

Bơm tiêm điện

Vậy bơm tiêm điện được sử dụng khi nào?

Như đã trình bày thì bên cạnh phương pháp truyền dịch bằng van hoặc máy thông thường thì có thể sử dụng bơm tiêm điện. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bắt buộc phải sử dụng bơm tiêm điện, cụ thể:

  • Khi bệnh nhân có các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục.
  • Khi bệnh nhân không thể hoặc khó khăn trong việc nuốt viên nén hoặc uống thuốc dạng lỏng.
  • Khi cơ thể họ không thể tự kiểm soát bằng thuốc viên hoặc tiêm thông thường. Thậm chí là cơ thể họ không thể hấp thụ thuốc.

Và các dấu hiệu này thường xuất hiện ở người cao tuổi nên tại các viện dưỡng lão phương pháp này rất phổ biến. Vì khi bệnh tình chuyển biến xấu, cơ thể của họ không còn khả năng tự tiếp nhận thuốc như những người trẻ nên sử dụng bơm tiêm điện là hữu hiệu nhất. Có thể nói, đây là phương pháp truyền dịch tối ưu, đem lại hiệu quả cao, giúp kiểm soát các triệu chứng cơ thể ở bất kỳ giai đoạn nào.

Một số quy định về bơm tiêm điện.

 An toàn khi sử dụng bơm tiêm điện.
  • Về tỷ lệ rủi ro khi sử dụng: theo đánh giá của giới chuyên môn thì dù đây là phương pháp rất tiện dụng nhưng mức độ rủi ro lại cao khi trong quá trình sử dụng có thể gây xuất hiện các bọt khí gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Về tính chính xác: Độ chính xác rất cao, cao hơn phương pháp truyền dịch thông thường vì nó sử dụng chất lỏng có dung tích nhỏ nên khi truyền sẽ chính xác hơn. Đồng thời cũng nhanh và tiện dụng hơn so với máy truyền dịch.
  • Về tính riêng, sự khác biệt: vì có phạm vi truyền với lưu lượng lớn nên ít gây ra kích ứng. Kích thước của bơm tiêm cũng nhỏ hơn so với máy truyền dịch nên cũng dễ dàng sử dụng hơn.

Nó được sử dụng để tiêm thuốc với tốc độ rất chậm và liên tục trong thời gian dài, nên có thể duy trì được nồng độ thuốc trong máu người bệnh một cách ổn định. Từ đó đem lại sự an toàn trong quá trình sử dụng.

Cách tính thời gian truyền bơm tiêm điện

Công thức tính cụ thể:

Công thức tính tốc độ truyền = [ liều dùng * cân nặng * 60 phút] / [nồng độ thuốc * 1000]

Đơn vị sẽ là ml/giờ, để tính được tốc độ truyền thì phải có được nồng độ thuốc, tức là cứ 1ml dung dịch sẽ có bao nhiêu thuốc. 

Một số nguyên tắc cần biết khi sử dụng bơm tiêm điện

Đầu tiên là phải tính toán đúng và đưa ra liều lượng thuốc cụ thể để tiến hành pha thuốc. Và liều lượng ở đây là theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thêm hoặc bớt liều lượng nếu không có sự đồng ý, hướng dẫn của người có kinh nghiệm chuyên môn.

Tiếp theo, để tránh nhầm lẫn thì nên dán nhãn lên mỗi bơm tiêm về các thông số như tên thuốc, liều lượng, tốc độ,thời gian bắt đầu và kết thúc tiêm.

Trước khi tiến hành thì phải kiểm tra kỹ lưỡng các thông số và chạy thử trước khi lắp vào người bệnh. Ngoài ra, khi đã bơm tiêm thì phải thường xuyên kiểm tra hoạt động bơm tiêm để hạn chế tình trạng tắc nghẽn gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Vì chạy bằng pin và cả bằng điện nên để đảm bảo sự liên tục thì nên chuẩn bị nguồn điện cũng như pin dự phòng để sử dụng khi cần thiết.

Phải bảo quản bơm tiêm điện cẩn thận và sau khi sử dụng phải vệ sinh, khử khuẩn cho máy bằng các dung dịch chuyên dùng. Nên đặt máy tại khu vực thoáng mát cũng như không đặt bất cứ thứ gì trên thân máy. Nếu phát hiện có hư hỏng hay lỗi thì cần báo ngay cho đơn vị sửa chữa để kịp thời giải quyết.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách tính dịch truyền bơm tiêm điện. Nếu có bất kỳ các thắc nào có thể liên hệ với MDF instrument qua hotline 0918.662.556 để được tư vấn nhanh nhất!

 
Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status