Loading...
Góc tư vấn

Cách tính dịch truyền theo giọt đơn giản, chính xác nhất

Hiện nay, truyền dịch là phương pháp rất thông dụng và thường xuyên được sử dụng tại các cơ sở y tế. Việc truyền dịch giúp cải thiện tình trạng sức khỏe nhanh hơn so với việc sử dụng thuốc uống thông thường nên rất được ưa chuộng. Nó cung cấp các chất điện giải, chất dinh dưỡng cùng một số thành phần khác giúp sức khỏe nhanh chóng hồi phục, ổn định. Tuy nhiên, việc sử dụng nó như thế nào và cách tính dịch truyền ra sao thì không phải ai cũng biết. Vậy sau đây hãy cùng MDF tìm hiểu.

Hiểu thế nào là dịch truyền?

Tại các cơ sở y tế, dịch truyền là cụm từ quen thuộc mà bất kỳ nhân viên y tế nào cũng quan tâm và biết đến. Đây là loại dung dịch (thường sử dụng nước cất) chứa nhiều khoáng chất và dinh dưỡng, được các nhân viên y tế truyền vào cơ thể người bệnh. Có hai cách phổ biến là tim trực tiếp hoặc truyền dịch và chúng đều thực hiện với thao tác chậm, cẩn thận để tránh gây sốc thuốc hay không đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

 

Có những loại dịch truyền nào phổ biến hiện nay?

Theo tìm hiểu thì hiện nay có 3 loại dịch truyền và mỗi loại đều chứa các dưỡng chất và được sử dụng với mục đích nhất định, cụ thể:

  • Dịch truyền chứa các chất điện giải như muối, NaHCO3…giúp bổ sung muối, cung cấp nước cho cơ thể. Những trường hợp nên sử dụng loại dịch truyền này là người thiếu nước, mất máu, tiêu chảy. sốt…
  • Dịch truyền chứa các chất dinh dưỡng như đường, điện giải, vitamin, đạm… để giúp cung cấp đường nhanh chóng cho những người bị hạ đường huyết, ngộ độc, kén ăn, sau phẫu thuật…
  • Dịch truyền đặc biệt chứa huyết tương giúp bổ sung máu và bù đạm để cải thiện tuần hoàn máu.

Có thể nói, đây là phương pháp hỗ trợ tuyệt vời cho việc điều trị các bệnh hay thiếu hụt dinh dưỡng như đã phân tích ở trên. Đối với những người bệnh nặng, không thể hoặc không muốn ăn uống thì truyền dịch chính là cách hiệu quả nhất khi vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng lại dễ dàng, tiện lợi hơn cho người bệnh. 

Hoặc đối với những người bị mất nước nhưng không thể bù nước đủ số lượng thì họ cũng sử dụng phương pháp này để cấp nước nhanh chóng, từ đó đảm bảo duy trì huyết áp ổn định và lượng nước cần có của cơ thể. 

Không chỉ vậy, một số loại truyền dịch còn pha thuốc hay hóa chất để điều trị các căn bệnh nặng như tim, viêm phổi nặng hay các trường hợp hôn mê, cấp cứu.

Với những công dụng hữu ích kể trên nên truyền dịch rất được ưa chuộng nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng cũng như cách tính thời gian truyền dịch theo đúng quy định của bộ y tế. Vì đây là chuyên môn của nhân viên y tế, các y bác sĩ nên khi những người không có chuyên môn sử dụng có thể gây nguy hiểm. 

Cách tính dịch truyền theo giọt

Thời gian truyền dịch sử dụng đơn vị là ml, tính theo công thức sau: (thể tích truyền dịch * số giọt trong mỗi ml) : tốc độ truyền.


Thông thường sẽ có 02 loại dây truyền, hoặc là 15 giọt cho 1 ml hoặc 20 giọt cho 1 ml. Do đó, khi sử dụng cần đọc kỹ bao bì để sử dụng và tính thời gian cho phù hợp và chính xác.

Ví dụ: bạn muốn truyền 500 ml dung dịch nước muối, theo phân tích thì 1 ml tương đương với 20 giọt và tốc độ truyền là 1 giờ. Vậy công thức sẽ là (500*20) : 60 = 167 phút (2 tiếng 47 phút). 

Và để thuận tiện hơn cho việc tính thời gian này thì ta có thể sử dụng bảng tính thời gian đã có quy định cụ thể các thông số mà người sử dụng cần. Từ đó nhân viên có thể tham khảo, dễ dàng tra cứu và áp dụng trực tiếp mà không cần tốn thời gian tính toán hay công sức.

Lưu ý khi sử dụng cách tính dịch truyền theo giọt

Với mục đích hướng tới hiệu quả sử dụng, đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cho sức khỏe một cách hiệu quả và chính xác nhất nên nó rất được trú trọng. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh một số rủi ro không đáng có. Vậy đó là những lưu ý nào?

  • Phải theo dõi huyết áp của bệnh nhân trong toàn bộ quá trình truyền dịch. Cụ thể là từ lúc bắt đầu khám huyết áp đến trong quá trình truyền dịch và cả sau khi truyền để đảm bảo sức khỏe của người bệnh ổn định.
  • Không nên tự ý thực hiện tại nhà nếu không có lệnh của bác sĩ vì không phải ai cũng biết cách sử dụng cũng như không phải cứ truyền dịch là tốt cho sức khỏe.
  • Nên trang bị các dụng cụ đo huyết áp, máy theo dõi nhịp tim. Đặc biệt là với những người có bệnh huyết áp hay tim trước đó.
  • Phải đảm bảo sự giám sát của y bác sĩ hay nhân viên y tế để đề phòng các trường hợp xấu xảy ra. Và nếu chẳng may có xảy ra thì có thể có đủ cơ sở để cấp cứu kịp thời.

Tóm lại, truyền dịch là phương pháp rất tốt nhưng khi sử dụng cần phải lưu ý, tuân thủ các quy định an toàn trong y tế. Đặc biệt là nên theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thực hiện vì có thể xảy ra nhiều biến chứng, sốc phản vệ thậm chí là gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về dịch truyền và cách tính dịch truyền theo giọt. Nếu có bất kỳ các thắc nào có thể liên hệ với MDF instrument qua hotline 0918.662.556 để được tư vấn nhanh nhất

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status