Loading...
Góc tư vấn

Cao Huyết Áp Có Nên Uống Nước Chanh Đường Hay Không?

Cao huyết áp nên uống gì? Ăn gì? Là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân cũng như người thân quan tâm. Gần đây, đang có một bài thông tin: Uống nước chanh đường có tác dụng hạ huyết áp. Thông tin về nội dung trên có đúng hay không? Cùng MDF tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Nước chanh đường có những thành phần gì hỗ trợ hạ huyết áp?

Chanh là một loại quả đã rất quen thuộc trong các bữa ăn của các gia đình Việt Nam. Không những thế nước Chanh đường còn là một thức uống giải khát được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên nhiều người chưa biết công dụng hạ huyết áp vô cùng hữu ích của nước chanh đường. Vậy nước chanh đường có những thành phần gì có tác dụng hạ áp?

Những thành phần trong nước Chanh có tác dụng hạ huyết áp.
Những thành phần trong nước Chanh có tác dụng hạ huyết áp.
  • Vitamin C: Trong chanh có hàm lượng vitamin C rất cao. Theo nghiên cứu, thành phần nước chanh có tới 65mg trong 100g dịch nước cốt chanh tươi. Vitamin C rất có tác dụng trong tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C là chất dinh dưỡng tác dụng tốt với bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Kali: Hàm lượng Kali trong chanh chiếm khoảng 138mg/100g chanh tươi. Kali trong nước chanh có tác dụng đào thải Natri ra khỏi tế bào từ đó làm giảm khối lượng tuần hoàn và áp lực trong lòng mạch. Đây là một trong những cơ chế hoạt động của các thuốc hạ áp.
  • Pectin: Trong chanh có hàm lượng chất pectin cao. Những pectin này có tác dụng làm tăng cholesterol HDL ( cholesterol có lợi) và làm giảm cholesterol LDL (cholesterol có hại) trong máu. Từ đó giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch, hẹp mạch cho cholesterol, góp phần hạ huyết áp.
  • Các chất dinh dưỡng khác: Ngoài ra trong chanh còn có rất nhiều chất có lợi cho cơ thể: Calo, các acid cần thiết, chất xơ, chất béo, chất đạm, tinh bột, flavonoids, canxi, sắt, vitamin B6, vitamin B1,…giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể cải thiện được các bệnh về mạch vành, từ đó cải thiện tình trạng tăng huyết áp.

Từ những thành phần của nước chanh kể trên có thể khẳng định nước chanh có tác dụng hạ huyết áp và người cao huyết áp NÊN uống nước chanh đường.

Những cách uống nước chanh giúp tăng tác dụng hạ huyết áp.

Chanh có tác dụng hạ áp, tuy nhiên nếu củi uống nước chanh đường mỗi ngày thực sự rất nhàm chán. Vậy chúng tôi sẽ giúp thiệu cho các bạn 3 công thức uống nước chanh để thay đổi mỗi ngày đồng thời tăng tác dụng hạ áp.

công thức nước chanh giúp tăng tác dụng hạ huyết áp.
3 công thức nước chanh giúp tăng tác dụng hạ huyết áp.

Công thức 1: Chanh+Cà chua+Dứa.

Chuẩn bị: 15ml nước ép chanh, 150g cà chua, 150g dứa.

Tiến hành: 

  • Đầu tiên cần Rửa sạch cà chua rồi thái thành từng miếng. 
  • Gọt vỏ dứa, khoét sạch mắt, cắt nhỏ, ngâm trong nước muối nhạt trong vòng 10 phút.
  • Dùng máy ép hoa quả ép 2 nguyên liệu trên lấy nước rồi hòa cùng nước chanh. Nếu chúng ta không có máy ép có thể sử dụng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước. 
  • Uống nhiều lần trong ngày.

Công thức 2: Chanh+Cà rốt+Dâu tây+Đường phèn.

Chuẩn bị: 5ml nước cốt chanh, 250g dâu tây, 250g cà rốt, đường phèn chọn sao cho vừa khẩu vị.

Tiến hành:

  • Rửa sạch cà rốt, dâu tây.
  • Cạo vỏ cà rốt, thái miếng tuỳ vào dụng cụ xay, nếu dùng máy ép thì thái miếng dài, nếu dùng máy xay thì thái miếng nhỏ.
  • Dùng máy ép hoa quả ép cả 2 lấy nước, hòa với đường phèn và nước chanh theo khẩu vị. Nếu không có máy ép có thể dùng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước.
  • Uống nhiều lần trong ngày.

Công thức 3: Chanh+Cà chua+Rau cần tây.

Chuẩn bị: 15ml nước cốt chanh, 500g cà chua, 250g rau cần tây.

Tiến hành:

  • Rửa sạch rau cần tây và cà chua
  • Cà chua thái lát mỏng.
  • Cần tây cắt đoạn khoảng 2-3cm.
  • Dùng máy ép hoa quả ép cả 2 lấy nước, hòa với nước cốt chanh. Nếu không có máy ép có thể dùng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước.
  • Uống nhiều lần trong ngày.

Một vài loại nước khác cũng có tác dụng hạ huyết áp.

Ngoài nước chanh đường và 3 công thức nước chanh kể trên. Có rất nhiều loại nước có tác dụng hạ áp. Có thể kể đến như sau:

  • Nước dừa: Trong nước dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng chống Oxy hóa, giảm thiểu tình trạng căng thẳng tế bào, từ đó hỗ trợ hạ áp. Đồng thời hàm lượng Kali cao trong nước dừa giúp đào thải Natri ra khỏi cơ thế, giảm áp lực trong lòng mạch, tác dụng hạ huyết áp.

Nước dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi như vitamin, chất xơ, đạm, lại chứa ít calo và đường từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì và các bệnh về tim mạch là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tăng huyết áp.

  • Nước giấm táo: Dấm táo được biết đến là một loại thực phẩm có tác dụng trong việc cải thiện huyết áp rất tốt. Bởi thành phần chủ yếu trong giấm táo là axit axetic, giúp ức chế hoạt động của enzyme renin, một trong những enzyme có tác dụng điều hoà huyết áp, từ đó, giúp làm giảm huyết áp.

Dấm táo cung cấp thêm kali cho cơ thể từ đó đẩy natri dư thừa và chất độc ra khỏi cơ thể. Dấm táo cũng giúp hạ đường huyết, giảm cholesterol HLD xấu trong máu. Do đó, giấm táo có tác dụng giảm cân, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, huyết áp.

  • Sữa ít béo hoặc sữa tách béo: Các nhà khoa học đã chứng minh có mối liên quan chặt chẽ giữa tăng huyết áp và thiếu hụt canxi. Khi cơ thể hấp thụ càng nhiều canxi thì nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp càng giảm và ngược lại.

Vì thế, các loại sữa có hàm lượng canxi cao là lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân huyết áp cao, giúp huyết áp giảm nhanh chóng. Sữa không chỉ chứa hàm lượng canxi cao mà còn có lượng vitamin, đặc biệt là vitamin D giúp hấp thụ khoáng chất này tốt hơn.

Tuy nhiên đối với bệnh nhân cao huyết áp chỉ nên uống sữa ít béo hoặc tách béo để tránh nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch.

  • Trà atiso đỏ: Trong trà hoa atiso đỏ có chứa phytochemical hoạt tính sinh học được coi như một loại thuốc ức chế men chuyển tự nhiên, chống oxy hóa. Phytochemical tác động vào những enzyme điều hoà huyết áp, chống sự căng thẳng tế bào, hỗ trợ hạ huyết áp.

Với hương vị thơm mát, dễ uống, trà hoa atiso đỏ trở thành một thức uống mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày cho bệnh nhân cao huyết áp. Một vài nghiên cứu chứng minh uống 3 ly trà hoa atiso đỏ mỗi ngày có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện huyết áp tâm thu.

Bài viết trên đã giải đáp cho các bạn thông tin:  Cao huyết áp có nên uống nước chanh đường hay không và giới thiệu 3 công thức uống nước chanh hiệu quả hỗ trợ cho bệnh nhân cao huyết áp . Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng là một phần rất nhỏ bệnh nhân cần quan tâm, bên cạnh đó không thể thiếu chế độ dùng thuốc và sự giám sát của y bác sĩ. Vì vậy, bệnh nhân vẫn cần đến bệnh viện và các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhé.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status