Loading...
Góc tư vấn

Chỉ Số Huyết Áp Theo Từng Độ Tuổi Trung Bình Là Bao Nhiêu?

Bệnh cao huyết áp đang ngày càng được quan tâm do độ phổ biết không chỉ ở lứa tuổi trung niên, tuổi già mà đang dần xuất hiện ở cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, còn nhiều người vẫn chưa biết huyết áp bao nhiêu là cao và chỉ số huyết áp trung bình của từng độ tuổi có gì khác nhau.

 Để biết rõ thế nào là tăng huyết áp và theo dõi cao huyết áp ở từng độ tuổi thế nào là bình thường, cùng bài viết này đi tìm hiểu nhé.

Một vài khái niệm về huyết áp.

 
  • Huyết áp: Huyết áp là áp lực được tạo ra khi dòng máu tác động vào thành mạch. Trong có thể chúng ta có 3 loại mạch máu: động mạch và tĩnh mạch. Huyết áp chúng ta cần kiểm tra lấy chỉ số là huyết áp ở động mạch.
  • Huyết áp tối đa: Huyết áp tối đa là huyết áp đo được ở thì tâm thu, khi tim co bóp tống máu vào động mạch. Tên gọi khác là huyết áp tâm thu.
  • Huyết áp tối thiểu: Huyết áp tối thiểu là huyết áp đo được ở thì tâm trương, khi tim giãn ra ngừng tống máu vào động mạch. Tên gọi khác là huyết áp tâm trương.
  • Trong kết quả ghi chỉ số huyết áp, ta viết: Huyết áp tối đa/Huyết áp tối thiểu
  • Huyết áp trung bình: Là giá trị của áp lực dòng  máu tác động lên động mạch của một người bình thường.

Bảng chỉ số huyết áp trung bình theo độ tuổi.

Khi đã tìm hiểu một vài khái niệm về huyết áp. Cùng chúng tôi trả lời cho câu hỏi: Huyết áp trung bình ở từng độ tuổi có gì khác nhau?


Bảng chỉ số huyết áp trung bình theo độ tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Độ tuổi

Huyết áp thấp

(mmHg)

Huyết áp trung bình (mmHg)

Huyết áp cao

(mmHg)

1-12 tháng

75/50

90/60

100/75

1-5 tuổi

80/55

95/65

110/79

6-13 tuổi

90/60

105/70

115/80

14-19 tuổi

105/73

117/77

120/80

20-24 tuổi

108/75

120/79

132/83

25-29 tuổi

109/76

121/80

133/84

30-34 tuổi

110/77

122/81

134/85

35-39 tuổi

111/78

123/82

135/86

40-44 tuổi

112/79

125/83

137/87

45-49 tuổi

115/80

127/84

139/88

50-54 tuổi

116/81

129/85

142/89

55-59 tuổi

118/82

131/86

144/90

60-64 tuổi

121/83

134/87

147/91

 

Như số liệu thống kê trên bảng, ta có thể thấy được lứa tuổi càng cao thì chỉ số huyết áp trung bình càng tăng dần.

Tuổi sơ sinh từ 1-12 tháng.

Chỉ số đo huyết áp trung bình là 75/50 mmHg, chỉ số cao nhất có thể đạt tới là 100/70 mmHg.

Lứa tuổi trẻ nhỏ 1-5 tuổi.

Chỉ số huyết áp trung bình là 80/50 mmHg, chỉ số tối đa đạt được là 110/80 mmHg.

Lứa tuổi từ 6–13 tuổi.

Giá trị huyết áp trung bình là 85/55 mmHg, chỉ số huyết áp tối đa có thể đạt 120/80 mmHg.

Lứa tuổi thiếu niên từ 14-15 tuổi.

Thông số huyết áp bình thường đạt mức 95/60 mmHg, giá trị huyết áp cao nhất là 104/70 mmHg.

Lứa tuổi vị thành niên từ 15-19 tuổi.

Chỉ số huyết áp ở độ tuổi vi thanh niên tối thiểu đạt 105/73 mmHg, trung bình là 117/77 mmHg và tối đa có thể lên tới 120/81 mmHg.

Lứa tuổi thanh niên 20-24 tuổi.

Giá trị huyết áp tối thiểu cần đạt ở lứa tuổi 20-24 tuổi cần đạt là 108/75 mmHg, huyết áp trung bình rơi vào khoảng 120/79 mmHg và tối đa là 132/83 mmHg.

Lứa tuổi trưởng thành 25-29 tuổi.

Các chỉ số huyết áp tối thiểu, trung bình và tối đa lần lượt là 109/76 mmHg, 121/80 mmHg và 133/84 mmHg.

Người trưởng thành 30–34 tuổi

Những người ở lứa tuổi này có chỉ số huyết áp dao động từ 110/77mmHg đến 134/85 mmHg, chỉ số trung bình rơi vào khoảng 122/81 mmHg.

Lứa tuổi trưởng thành 35–39 tuổi

Chỉ số huyết áp bình thường ở độ tuổi này là 123/82mmHg, chỉ số huyết áp có thể giao động từ 111/78-135/86 mmHg.

Độ tuổi trung niên từ 40-44 tuổi.

Chỉ số huyết áp tối thiểu là 112/79mmHg, bình thường là 125/83 mmHg, tối đa là 137/87 mmHg.

Tuổi trung niên từ 45-49 tuổi.

Chỉ số huyết áp tối thiểu, trung bình và tối đa ở độ tuổi này lần lượt là 115/80 mmHg, 127/64 mmHg và 139/88 mmHg.

Người cao tuổi 50-54 tuổi.

Phạm vi giao động của chỉ số huyết áp là 116/81 – 142/89 mmHg. Trong đó, giá trị trung bình là 129/85 mmHg.

Người lớn tuổi  55–59 tuổi.

Chỉ số huyết áp ở những người 55-59 tuổi cao dần. Chỉ số huyết áp trung bình là 131/86mmHg.

Người cao tuổi trên 60.

Ở lứa tuổi cao trên 60 tuổi, chỉ số huyết áp trung bình của họ là 134/87 mmHg. 

Chỉ số huyết áp người già thường dao động mức tối thiểu và tối đa lần lượt là 121/83 mmHg và 147/91 mmHg.

Huyết áp trung bình của mỗi người của có sự thay đổi trong ngày, huyết áp buổi sáng thường cao hơn huyết áp buổi chiều. Để theo dõi huyết áp một cách chính xác nên theo dõi huyết áp vào buổi sáng và cùng thời điểm trong ngày.

Chỉ số huyết áp trung bình ở trường trưởng thành. 

Như trên bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi phần trên, ta thấy rằng mỗi độ tuổi khác nhau có chỉ số huyết áp trung bình khác nhau. Để dễ dàng chẩn đoán cũng như theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp, Bộ Y tế đã quyết định lựa chọn một chỉ số huyết áp trung bình chung ở người trưởng thành.

Chỉ số huyết áp trung bình ở người trưởng thành là 120/90 mmHg

Bệnh nhân được chẩn đoán là huyết áp cao khi: huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Phân độ tăng huyết áp:

  • Tiền tăng huyết áp: là Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 85-89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ I: là Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ II: là Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ III: là Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.

Bệnh nhân được chẩn đoán là huyết áp thấp khi: Huyết áp tâm thu giảm dưới 90mmHg hoặc giảm hơn 25mmHg so với huyết áp tâm thu bình thường.

Câu hỏi thường gặp

Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Huyết áp lý tưởng được coi là từ 90/60mmHg đến 120/80mmHg. Huyết áp cao là chỉ số cao hơn 140/90mmHg. Huyết áp thấp là chỉ số nhỏ hơn 90/60mmHg.

Con số nào quan trọng hơn trong chỉ số huyết áp?

Chỉ số đo huyết áp có 2 con số. Con số ở trên là huyết áp tâm thu, con số ở dưới là huyết áp tâm trương. Theo các nghiên cứu, thì cho thấy các nguy cơ dột quỵ và bệnh tim cao hơn liên quan đến huyết áp tâm thu. Vì vậy, các bác sĩ có xu hướng theo dõi chỉ số huyết áp tâm thu hơn. 

Huyết áp mức độ đột quỵ là bao nhiêu?

Huyết áp đột quỵ là mức huyết áp quá cao - con số trên cùng (huyết áp tâm thu) từ 180 mm thủy ngân (mm Hg) trở lên hoặc con số dưới cùng (huyết áp tâm trương) từ 120 mm Hg trở lên - có thể làm hỏng mạch máu.

Bài viết trên MDF Instruments đã giải thích cho các bạn các khái niệm cơ bản về các chỉ số huyết áp cũng như các giá trị huyết áp trung bình theo từng độ tuổi. Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết cách theo dõi huyết áp theo lứa tuổi khác nhau để kịp thời phát hiện cũng như điều trị sớm bệnh cao huyết áp cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status