Loading...
Góc tư vấn

Cơ chế phù trong suy tim và cách khắc phục

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hoặc người thân của bệnh nhân tim mạch, có lễ triệu chứng phù không còn quá xa lạ. Tuy nhiên nhiều người chưa biết tại sao suy tim lại gây tình trạng phù, cơ chế gây phù ra sao? Có cách khắc phục tình trạng phù do suy tim hay không? Cùng MDF tìm hiểu những thắc mắc trên qua bài viết hôm nay nhé.

Thế nào là phù?

Phù là tình trạng phù nề tại các mô mềm do thoát dịch vào các khoảng kẽ tế bào. Dịch chủ yếu là nước, nhưng đôi khi cũng có sự tích tụ protein và chất lỏng giàu protein trong trường hợp có nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn hệ bạch huyết.

Phù trong suy tim thường gặp khi suy tim phải.

Suy tim trái ít gây tình trạng phù. Tuy nhiên trong trường hợp suy tim trái gây suy tim toàn bộ sẽ gây ra triệu chứng phù.

Thế nào là phù?
Thế nào là phù?

Cơ chế gây phù trong suy tim.

Như đã nói ở trên, phù thường xuất hiện khi suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ. Phù trong suy tim có hai cơ chế gây nên, cụ thể như sau:

Cơ chế thứ nhất:

Suy tim phải sẽ gây nên tình trạng cơ tim giảm hoặc mất khả năng co bóp đặc biệt tại tâm thất phải để tống máu từ tim đi các cơ quan khác, đồng thời cũng làm khả năng kéo máu từ các cơ quan và ngoại vi về tim. Khi đó tuần hoàn sẽ bị ứ trệ lại ở hệ tĩnh mạch ngoại biên làm tăng áp lực tĩnh mạch ngoại biên, lâu dần đẩy dịch thoát ra các mô xung quanh gây phù, đặc biệt nhất là ứ trệ tuần hoàn chi dưới gây phù ở 2 chi dưới.

Đồng thời, suy tim làm máu đến thận cũng giảm nên quá trình lọc máu để đào thải nước tiểu của thận cũng giảm theo, gây ứ nước tăng ứ trệ và góp phần gây phù tăng lên.

Cơ chế thứ hai:

Việc suy tim gây giảm giảm sức co bóp sẽ gây nên tình trạng thiếu lượng máu giàu oxy đi nuôi các cơ quan, đặc biệt nhất là thận. Suy tim lâu ngày sẽ làm thận bị tổn thương thứ phát (tổn thương không bắt nguồn từ thận), nếu nặng có thể gây suy thận, gây suy giảm chức năng thận, giảm khả năng đào thải dịch tiết và các chất độc ra ngoài. Từ đó, bệnh nhân suy tim lâu ngày cũng sẽ bị phù.

Cách khám phù.

  • Trong trường hợp phù rõ ràng: 

Ta có thể quan sát thấy phù tại cái vị trí có phù nhiều: da tại vị trí phù căng bóng, mất các mốc giải phẫu như mắt các chân, đầu xương, nếp rạn,…da vùng phù có thể nhợt nhạt có thiếu máu giàu Oxy.

  • Trong trường hợp phù kín đáo:

Khi phù ít, kín đáo không thể phát hiện bằng mắt thường, ta cần khám để phát hiện phù:

  • Khám phù trên nền xương cứng: mắt cá chân, mặt trước trong cẳng chân (nền xương chày), đầu gối,…
  • Từ từ ấn nhẹ vị trí nghi ngờ có phù, giữ khoảng 3 giây.
  • Từ từ thả tay và quan sát: nếu có phù, vị trí phù sẽ bị lõm xuống, đôi khi phù ít thì có thể dùng tay sờ để cảm nhận vị trí lõm xuống.

Phù do suy tim khác gì triệu chứng phù do các nguyên nhân khác?

Trên thực tế, không chỉ bệnh nhân bị suy tim mới có tình trạng phù. Có rất nhiều bệnh gây nên tình trạng phù: suy thận, ứ trệ tĩnh mạch ngoại biên nguyên nhân do mạch máu, có thai,… Tuy vậy, phù do tim có rất nhiều đặc điểm khác biệt giúp chúng ta phân biệt đâu là phù do suy tim và đâu là phù do các nguyên nhân khác:

  • Phù do suy tim có các đặc điểm rất điểm hình như sau: phù trắng, phù mềm, ấn lõm. Nếu phù có các tính chất khác thì có thể nghĩ do các nguyên nhân khác.
  • Khởi phát bệnh phù thường bắt đầu phù ở 2 chi dưới, phù không rõ ràng, hay phát hiện ở mắt cá chân 2 bên. Đôi khi người bệnh phát hiện phù khi cảm thấy mang giày, dép do chật hơn bình thường.
  • Hiện tượng phù do suy tim hay xuất hiện về chiều tối, khi người bệnh đã vận động hoặc đứng lâu và phù sẽ giảm bớt khi bệnh nhân nằm xuống nghỉ ngơi gác cao chân hoặc vào lúc sáng sớm khi người bệnh mới tỉnh dậy.
  • Phù tăng dần khi suy tim nặng hơn, tình trạng phù sẽ rõ ràng hơn, phù nhiều hơn tăng dần từ chi dưới lan lên toàn thân và xuất hiện suốt cả ngày, không giảm phù nếu suy tim không được điều trị.
  • Bệnh nhân suy tim ngoài triệu chứng phù còn kèm theo các triệu chứng điển hình khác của suy tim, đặc biệt là suy tim phải như: khó thở khi vận động, trong suy tim nặng bệnh nhân có thể khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, tĩnh mạch cổ nổi, mệt mỏi thường xuyên, ho khan,...

Cách khắc phục tình trạng phù do suy tim.

Phù do suy tim khi ở tình trạng nhẹ có thể khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn hoặc luyện tập, cụ thể như sau:

Biện pháp khắc phục tình trạng phù do suy tim .
Biện pháp khắc phục tình trạng phù do suy tim .
  1. Hạn chế ăn muối.

Như chúng ta đã nói ở trên, phù trong suy tim là do ứ trệ tuần hoàn ngoại vi. Nếu hàm lượng Muối trong cơ thể càng nhiều thì càng làm tăng áp lực thẩm thấu và kéo nước ra khỏi lòng mạch vào tuần hoàn ngoại vi, gây tình trạng giữ nước và phù càng rõ ràng hơn. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu cần thiết trong chế độ ăn của bệnh e suy tim là hạn chế tối đa lượng muối đưa vào cơ thể.

Bệnh nhân suy tim nên ưu tiên các món ăn được chế biến bằng phương pháp luộc hoặc hấp, chế độ ăn bổ sung nhiều rau xanh, thịt cá... và hạn chế các loại thức ăn mặn, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều gia vị như đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn, các loại mắm, đổ muối,...

  1. Luyện tập thể dục thể thao vừa sức.

Phù gây nên bởi suy tim là do sự ứ trệ dịch tuần hoàn ngoại vi trong cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh cần tăng cường vận động, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn khắp cơ thể.

Mặc dù vậy, bệnh nhân suy tim thường cảm thấy mệt mỏi nếu vận động gắng sức, do đó chỉ nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga... Tránh luyện tập quá sức cũng là yếu tố khởi phát làm nặng thêm tình trạng suy tim.

  1. Sử dụng thuốc.

Để khắc phục tình trạng phù do suy tim ta có thể lựa chọn các loại thuốc lợi tiểu giúp tăng bài tiết dịch ứ trệ trong tuần hoàn.

Cơ chế chính của thuốc lợi tiểu là tăng khả năng bài tiết nước tiểu, giúp bệnh nhân loại bỏ bớt lượng dịch và muối dư thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc lợi tiểu còn có tác dụng kháng hormon aldosteron, ức chế quá trình tái hấp thu nước và natri tại ống thận, qua đó cũng hạn chế được tình trạng dư thừa dịch và muối.

  • Các nhóm lợi tiểu thường dùng là: lợi tiểu quai, lợi tiểu nhóm Thiazid và lợi tiểu kháng aldosteron. Chỉ định và chống chỉ định của mỗi loại là khác nhau, tùy từng đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc phù hợp hoặc kết hợp thuốc khi cần thiết.
  • Thuốc lợi tiểu có tác dụng phụ là có thể làm rối loạn các chất điện giải, đặc biệt là kali, nên sử dụng vào buổi sáng, hạn chế dùng ban đêm sẽ gây tình trạng tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ của bệnh nhân.
  • Khi sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu gây hạ kali máu (nhóm Thiazid, nhóm lợi tiểu quai) thì chế độ ăn hàng ngày bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu kali như chuối, măng cụt, cam hay các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, cải bắp...để tránh tình trạng hạ kali máu rất nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
  • Khi sử dụng nhóm lợi tiểu kháng aldosteron gây tăng kali máu thì bệnh nhân suy tim cần hạn chế các thực phẩm có nhiều kali và bù lại nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, phô mai... để tránh biến chứng tăng kali và bổ sung canxi giúp bảo vệ tế bào cơ tim tốt hơn.

Tuy nhiên các biện pháp khắc phục tình trạng phù do suy tim chúng tôi vừa kể trên chỉ nên áp dụng khi suy tim nhẹ và phù ít. Khi suy tim đã ở giai đoạn vừa và nặng, phù toàn thân rõ ràng thì bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế về bệnh viện để được khám và điều trị bằng thuốc.

Bài viết trên đã giải thích cơ chế gây phù do suy tim và 3 cách khắc phục tình trạng phù nhẹ. Mong rằng qua bài viết bệnh nhân suy tim và người nhà sẽ hiểu hơn và biết cách chăm sóc cho bản thân và những người thân trong gia đình mình.

 
Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status