Loading...
Góc tư vấn

Dấu hiệu sinh tồn là gì? 5 dấu hiệu sinh tồn cơ bản cần biết

Dấu hiệu sinh tồn là những dấu hiệu thể lực cho thấy bệnh nhân đang sống và giúp bác sĩ đánh giá những thông số chức năng của cơ thể người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu  dấu hiệu sinh tồn cơ bản và những vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây ngay nhé. 

Dấu hiệu sinh tồn là gì?

Dấu hiệu sinh tồn là một nhóm gồm từ 4 – 6 dấu hiệu quan trọng, cho chúng ta biết trạng thái sống còn của cơ thể. Thông thường gồm có 4 dấu hiệu chủ yếu: mạch,nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Sau này, nhiều bác sĩ còn đề cập tới dấu hiệu thứ 5 đó là chỉ số bão hòa oxy ở trong máu SpO2.

Ý nghĩa dấu hiệu sinh tồn của con người

Các dấu hiệu này chỉ rõ tình trạng hoạt động của những cơ quan, phản ánh chức năng sinh lý của cơ thể và xác định được bệnh lý có thể xảy ra, cho thấy được tiến trình hồi phục của bệnh nhân.

 
Dấu hiệu sinh tồn có thể thay đổi do điều kiện ngoại cảnh 

Dấu hiệu sinh tồn của một con người thay đổi dựa theo giới tính, cân nặng, độ tuổi, sức khỏe tổng thể cùng với điều kiện ngoại cảnh. Những dấu hiệu sinh tồn bình thường duy trì ở giá trị nhất định để có thể duy trì sự sống của con người. Nếu như nó thay đổi và vượt qua khỏi ngưỡng bình thường sẽ làm những cơ quan khác trong cơ thể bị mất cân bằng và sinh bệnh, có thể dẫn đến tử vong.

Theo dõi những dấu hiệu này, giúp cho bạn và bác sĩ phát hiện các vấn đề bất thường ở trong cơ thể. Khi có bất cứ sự thay đổi nào của dấu hiệu sinh tồn cần phải thông báo ngay với bác sĩ để có thể can thiệp kịp thời, phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm.

5 chỉ số sinh tồn cơ bản

Nhiệt độ cơ thể

Con người là động vật đẳng nhiệt, vì vậy nhiệt độ của cơ thể ít chịu ảnh hưởng do nhiệt độ môi trường. 

  • Nhiệt độ trung tâm chính là nhiệt độ ở những phần sâu của cơ thể chẳng hạn như gan, não, nội tạng. Bình thường nhiệt độ trung tâm sẽ ổn định quanh chỉ số 37°C.
  • Nhiệt độ ngoại vi đó là nhiệt độ da hay bên ngoài cơ thể, có thể thay đổi dựa theo nhiệt độ môi trường, thường thấp hơn với nhiệt độ trung tâm.
  • Thân nhiệt cân bằng nhờ vào hai quá trình là: sinh nhiệt và mất nhiệt. 
  • Sinh nhiệt: là phản ứng hóa học của tế bào, sinh nhiệt  gồm: Sự vận động, co cơ, rung giật cơ; Sự co mạch;  Chuyển hóa các chất; Hoạt động hệ nội tiết.
  • Mất nhiệt: là quá trình vật lý cơ thể tiếp xúc với môi trường, thải nhiệt qua những hình thức; Qua da; Sự bài tiết; Sự giãn mạch ngoại biên; ức chế thần kinh.
  • Nhiệt độ cơ thể còn chịu kiểm soát của trung khu điều hòa thân nhiệt vùng dưới đồi (Hypothalamus) và duy trì trong giới hạn hẹp.

Nhịp tim

Là sự nảy theo nhịp tim khi đặt tay lên động mạch. Thường vị trí xác định động mạch nằm ở cổ tay, vùng bẹn hoặc cổ…


 Có nhiều cách đo nhịp tim 

Bắt mạch là phương pháp đếm số nhịp tim. Tuy nhiên, không phải khi nào mạch cũng trùng với nhịp tim, thường gặp ở những người có bệnh lý rối loạn nhịp tim.

Nhịp thở

  • Hô hấp là quá trình trao đổi khí của cơ thể với môi trường.
  • Hô hấp gồm có 2 động tác: hít vào và thở ra.
  • Các cơ tham gia quá trình hô hấp gồm: cơ hoành, cơ thang,  cơ liên sườn, cơ ức đòn chũm ...
  • Điều hòa chức năng hô hấp sẽ do trung khu hô hấp của hành não điều khiển

Huyết áp

Huyết áp là áp lực của máu trên thành động mạch. Ở trong thời kỳ tâm thu, huyết áp ở trong động mạch lên cao nhất gọi là huyết áp tâm thu. Trong thời kỳ tâm trương, khi huyết áp trong động mạch xuống thấp nhất sẽ gọi là huyết áp tâm trương.

Nồng độ oxy

Chỉ số SpO2 là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. Nồng độ oxy SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa so với tổng lượng hemoglobin ở trong máu. Hemoglobin thường được tìm thấy trong những tế bào hồng cầu, chúng quyết định màu đỏ của hồng cầu.

Cách đo dấu hiệu sinh tồn

  • Đối với những người bệnh đang nằm viện, đo dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều, dù người bệnh có dấu hiệu sinh tồn bình thường. Trong những trường hợp tình trạng người bệnh nặng thì cần phải đo dấu hiệu sinh tồn theo dõi nhiều lần hơn và theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm tra dụng cụ đo kỹ càng trước khi đo
  • Cho người bệnh nghỉ ngơi ở tại giường trước khi đo 10 - 15 phút.
  • Không làm những thủ thuật khác trong khi đo.
  • Báo bác sĩ nếu như thấy bất thường khi đo.


Hemoglobin quyết định màu đỏ của hồng cầu 

Cách ghi dấu hiệu sinh tồn

Ghi kết quả vào phiếu theo dõi dấu hiệu sinh tồn bảo đảm sự trung thực, chính xác theo đúng quy định. 

  • Mạch: ghi màu đỏ
  • Nhiệt độ: ghi màu xanh
  • Huyết áp: ghi màu đỏ hoặc là màu xanh 
  • Nhịp thở: ghi màu xanh hoặc là màu đen

Trên đây là một vài thông tin chúng tôi cung cấp liên quan đến vấn đề dấu hiệu sinh tồn bình thường. Hy vọng những nội dung đề cập ở bài viết này sẽ hữu ích cho bạn và những người thân yêu.

 
Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status