Khi đo huyết áp, người ta thường lựa chọn đo ở động mạch cánh tay đây là vị trí đại diện cho huyết áp động mạch chủ, tuy nhiên huyết áp ở vị trí này của 2 cánh tay lại không hoàn toàn giống nhau.
Theo lý thuyết thì không có sự khác nhau lớn giữa huyết áp ở tay trải và tay phải. Tuy nhiên trên thực tế khi đo huyết áp, thì chỉ số ở cánh tay trái cao hơn 1 chút hoặc cánh tay phải cao hơn 1 chút.
Nguyên nhân là bởi huyết áp hay chịu ảnh hưởng của tâm sinh lý con người, và chịu tác động của hoàn cảnh xung quanh, hoặc do băng đeo tay buộc chặt hay lỏng nên trị số đo thường dao động và không ổn định.
Thông thường, huyết áp cánh tay phải và cánh tay trái chênh lệch nhau không quá 20mmHg. Nếu huyết áp ở 2 tay trái phải chênh lệch quá con số này thì phải xem xét xem bệnh nhân có bệnh lý nào khác kèm theo hay không (ví dụ như động mạch chủ hẹp lại, hoặc viêm động mạch lớn). Lúc này, bác sĩ cần đo lại và tìm ra nguyên nhân để có thể tiến hành điều trị.
Có sự chênh lệch khi đo huyết áp như vậy thì đo huyết áp tay nào mới cho được kết quả đúng? Chuyên gia tim mạch luôn khuyên bạn nên đo huyết áp ở cả hai tay, mỗi bên một vài lần. Khi đo như vậy thì tùy từng trường hợp cụ thể bạn nên làm như sau:
Mặc dù đã có thể xác định được đo huyết áp tay nào đúng nhưng người bệnh có sự chênh lệch chỉ số huyết áp ở hai tay do bị các bệnh như hẹp động mạch chủ từng đoạn hoặc bị hẹp eo động mạch chủ ngực thì không nên tự đo huyết áp tại nhà, mà hãy đến các cơ sở y tế để thực hiện việc đo này.
Người được đo huyết áp cần ở một tư thế ngồi thật thoải mái và nên thư giãn, thoải mái tâm lý trước khi đo khoảng 5 phút. Tuyệt đối không được đo huyết áp khi mới vận động mạnh như leo cầu thang, chạy nhanh, hoặc bị mệt, bị đói, hay ăn quá no,... vì những lúc này thì chỉ số huyết áp sẽ không đúng.
Khi đã xác định được đúng tư thế và vị trí đo huyết áp, bạn sẽ đeo bao quấn tay rồi sau đó bấm nút điều khiển ở trên máy để đo huyết áp. Tư thế đo này cần được giữ nguyên cho tới khi nào mà màn hình hiển thị kết quả đo.
Có 4 tư thế đo huyết áp bao gồm:
Chỉ nên thực hiện đo huyết áp trong tư thế ngồi khi bệnh nhân đã ngồi thoải mái trên ghế có tựa lưng.
Lưu ý khi đo huyết áp trong tư thế ngồi, để chỉ số đo huyết áp được chính xác nhất cần phải đặt cánh tay ngang với vị trí của tim.
4 tư thế này được vận dụng và kết hợp linh hoạt trong nghiệm pháp và các phương pháp đo khác nhau.
Ví dụ: Trong nghiệm pháp bàn nghiêng sử dụng chẩn đoán hạ huyết áp tư thế. Đây là một nghiệm pháp dùng để đo chỉ số huyết áp và nhịp tim ở cả tư thế nằm và đứng. Nghiệm pháp này được thực hiện trên bàn nghiêng khoảng 70 độ với 3 pha: pha tiền test (ở tư thế nằm ngửa trong 6 phút), pha thụ động (ở tư thế đứng trong 20 phút) và pha thuốc (ở tư thế đứng trong 15 phút).
Nguyên nhân do huyết áp thường xuyên thay đổi nên những kiến thức về thời gian đo huyết áp là vô cùng cần thiết. Từ đó, để có thể đưa ra kết luận chúng ta có bị tăng huyết áp hay không, hay huyết áp thấp hay là huyết áp bình thường thì cần phải căn cứ vào những trị số đo huyết áp của nhiều ngày, và các thời điểm khác nhau trong một ngày.
Hiểu và nhớ các mốc thời gian đó, sau đó ghi lại các chỉ số huyết áp, bao gồm cả chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, cũng như nhịp tim trong một cuốn nhật ký sẽ giúp việc theo dõi sức khỏe được thuận tiện hơn.
Việc đo huyết áp thường được các chuyên gia khuyên nên thực hiện vào buổi sáng khi ta mới thức dậy và trước khi bước chân ra khỏi giường. Nếu được bác sĩ yêu cầu theo dõi huyết áp nhiều lần trong ngày, thì nên chọn các thời điểm đo cố định, dễ nhớ để dễ có căn cứ so sánh.
Tuy nhiên, các lần đo cần thực hiện sau khi cơ thể đã được nghỉ ngơi ít nhất từ 3-5 phút cùng với tinh thần hoàn toàn thoải mái., không được nói chuyện trong và giữa các lần đo huyết áp. Tuyệt đối không được đo huyết áp sau bữa ăn no hay trong lúc quá đói, quá mệt, hay đang buồn tiểu, đặc biệt sau khi hút thuốc hoặc uống cà phê hoặc đang trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, nóng giận.
Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ không còn băn khoăn là nên đo huyết áp tay nào nữa và cũng biết cách theo dõi chỉ số huyết áp của mình để có thể kịp thời phát hiện bất thường nguy hại cho sức khỏe.