Loading...
Góc tư vấn

Huyết Áp 120/60 mmhg Là Cao Hay Thấp? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Chúng ta có lẽ rất quen thuộc với các cụm từ bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp. Tuy nhiên thế nào là chỉ số huyết áp bình thường và huyết áp 120/60 là cao hay thấp? Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé.

Đôi nét về huyết áp và những điều liên quan.

Huyết áp là là áp lực được tạo ra kho dòng máu được đẩy vào trong lòng mạch. Huyết áp chúng ta thường hay đo là huyết áp trong động mạch.

 
  • Huyết áp tâm thu: hay còn có tên là huyết áp tối đa. Là huyết áp đo được khi tim ở thì tâm thu tống máu vào lòng động mạch.
  • Huyết áp tâm trương: hay còn gọi là huyết áp tối thiểu. Là huyết áp đo được khi tim giãn ra, ngừng tốn máu vào lòng động mạch.

Đơn vị đo huyết áp được tính theo mmHg. 

Kết quả ghi chỉ số huyết áp sẽ được ghi ở dạng: Huyết áp tâm trương/Huyết áp tâm thu hay Huyết áp tối đa/Huyết áp tối thiểu.

Có 3 yếu tố trong cơ thể góp phần điều hòa huyết áp:

 
  • Sức co bóp của tim: Khi sức co bóp của tim càng mạnh, áp lực dòng máu đẩy vào trong lòng mạch càng lớn và ngược lại. Do vậy, mạch máu càng gần tim thì áp lực càng lớn, huyết áp càng lớn.
  • Thể tích máu trong lòng mạch: Khi lượng máu trong lòng mạch càng lớn thì áp lực càng tăng và ngược lại. Những mạch máu càng gần động mạch chủ, thể tích máu càng nhiều, do đó huyết áp cũng cao hơn các mạch máu ở xa.
  • Thể tích lòng mạch: Với cùng một thể tích máu, nếu lòng mạch càng nhỏ thì áp lực tác động lên càng lớn, huyết áp càng cao và ngược lại.

Mọi nguyên nhân tác động vào 3 yếu tố điều hòa huyết áp kể trên đều là nguy cơ gây lên tăng hoặc giảm huyết áp.

Huyết áp tâm trương hay huyết áp tâm thu quan trọng hơn.

Trong kết quả đo chỉ số huyết áp, ta đều ghi cả chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương. Ngay cả trong chẩn đoán cao huyết áp hoặc huyết áp thấp, đều sử dụng cả 2 chỉ số để chẩn đoán.

Vì vậy có thể nói, cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều quan trọng như nhau.

Tuy nhiên, một vài yếu tố không liên quan đến bệnh lý có thể làm tăng huyết áp tâm thu như: tâm lý, tuổi tác,… nên trong một vài trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc sẽ không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên huyết áp tâm trương lại không bị thay đổi tại các yếu tố kể trên. Vì vậy khi tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường có nguyên nhân do bệnh lý nào đó như bệnh mạch vành, bệnh tim,…

Một yếu tố chúng ta cần quan tâm đó là sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương còn có tên gọi là huyết áp hiệu số.

Khi huyết áp hiệu số nhỏ hơn hoặc bằng 25mmHg ta gọi là huyết áp kẹt.

Ví dụ trong trường hợp huyết áp cao với chỉ số 150/90mmHg, cả hai chỉ số đều tăng cao, tuy nhiên huyết áp hiệu số là 60 mmHg là ít nguy hiểm hơn trường hợp cao huyết áp 140/l20mmHg hiệu số huyết áp chỉ là 20mmHg.

Chỉ số huyết áp bình thường của người trưởng thành là bao nhiêu?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, huyết áp trung bình của người trưởng thành là 120/90 mmHg.

  • Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu >= 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >=90mmHg.
  • Huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu <=90mmHg hoặc giảm hơn 25mmHg so với huyết áp bình thường.

Chỉ số huyết áp 120/60 mmHg là cao hay thấp?

Trên thực tế có rất nhiều người có chỉ số huyết áp là 120/60 mmHg.

So sánh với huyết áp trung bình của người trưởng thành, ta thấy huyết áp tâm thu 120mmHg vẫn nằm trong ngưỡng trung bình và huyết áp tâm trương 60 mmHg vẫn nằm trong giới hạn bình thường, chưa chạm ngưỡng thấp.


Vì vậy, huyết áp 120/60 mmHg là hoàn toàn bình thường ở một người trưởng thành.

Tuy nhiên các bạn vẫn nên kiểm tra cũng như theo dõi huyết áp thường xuyên để kịp thời phát hiện những vấn đề khi huyết áp bị thay đổi.

Cần làm gì để duy trì huyết áp trong giới hạn bình thường

Mặc dù huyết áp của bạn đã trong giới hạn bình thường, tuy nhiên vẫn nên thường xuyên kiểm tra và luyện tập để duy trì huyết áp ổn định. Cụ thể như sau:

  • Luyện tập thể dục thể thao: Chỉ cần dành ra 30’ tập thể thao mỗi ngày, vừa sức bạn sẽ duy trì được một cơ thể khỏe mạnh.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho bạn trong một ngày, tránh tình trạng tụt đường huyết hoặc mất sức ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Giữ gìn cơ thể cân đối: Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Luyện tập thể thao, ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn duy trì một vóc dáng cân đối.
  • Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…: Các chất kích thích cũng như chất gây nghiện tác động trực tiếp đến thần kinh trung ương làm ảnh hưởng đến điều hoà huyết áp.
  • Tránh căng thẳng, stress, ngủ đủ giấc: một giấc ngủ ngon và một tinh thần sảng khoái giúp bạn luôn giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng nhất.
  • Thường xuyên kiểm tra và theo dõi huyết áp: Đây là một bước rất quan trọng giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về huyết áp.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc huyết áp 120/60 mmHg là cao hay thấp cũng như các cách để duy trì huyết áp bình thường ở một người trưởng thành. Hi vọng qua bài viết, các bạn sẽ không còn quá lo lắng về tình trạng huyết áp cũng như duy trì được huyết áp của bản thân cũng như gia đình mình một ngưỡng huyết áp ổn định.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status