Loading...
Góc tư vấn

[Giải đáp] Huyết áp bình thường của người già là bao nhiêu?

Như chúng ta đã từng đề cập, bệnh cao huyết áp rất phổ biến ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên như chúng ra thấy huyết áp của người già thường cao hơn so với người trưởng thành. Vậy huyết áp của người già bình thường là bao nhiêu? Cùng trả lời câu hỏi trên qua bài viết này nhé.

Huyết áp và những điều liên quan.

Huyết áp là áp lực được tạo ra khi dòng máu tác động vào trong lòng mạch. Cơ thể con người có 3 loại mạch máu: động mạch , tĩnh mạch, mao mạch. Huyết áp chúng ta thường hay đo là huyết áp trong lòng động mạch.


Chỉ số huyết áp chia làm 2 loại: Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.

  • Huyết áp tối đa là chỉ số huyết áp đo được khi tim ở thì tâm thu, đang tống máu vào lòng động mạch. Còn có tên khác là huyết áp tâm thu.
  • Huyết áp tối thiểu là chỉ số huyết áp đo được khi tim ở thì tâm trương, ngừng tống máu vào lòng động mạch. Còn có tên khác là huyết áp tâm trương.

Hiệu số huyết áp là sự chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.

Khi đánh giá huyết áp thì ta phải đánh giá cả huyết áp tối đa và tối thiểu. 2 chỉ số huyết áp đều có vai trò quan trọng trong chẩn đoán cao huyết áp.

Hiệu số huyết áp cũng là một chỉ số chúng ta cần quan tâm, hiệu số huyết áp nếu nhỏ hơn 25mmHg sẽ gọi là huyết áp kẹt. Dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm.

Người già có huyết áp trung bình là bao nhiêu?

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO đã quy định ở lứa tuổi trưởng thành có huyết áp trung bình là 120/90 mmHg.

Chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu >= 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >=90mmHg.

Chẩn đoán huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu <=90mmHg hoặc giảm hơn 25mmHg so với huyết áp bình thường.

Tuy nhiên huyết áp trung bình của tuổi già sẽ cao hơn so với người trưởng thành.

Tuổi càng cao thì huyết áp trung bình càng cao, cụ thể là:

Huyết áp trung bình của người cao tuổi.
  • Độ tuổi từ 50-54 tuổi: Chỉ số huyết áp trung bình là 129/85 mmHg. Trong đó phạm vi dao động an toàn của chỉ số huyết áp là 116/81 – 142/89 mmHg.
  • Độ tuổi 55-59 tuổi:  Chỉ số huyết trung bình là 131/86mmHg.
  • Lứa tuổi cao trên 60 tuổi: Chỉ số huyết áp trung bình của họ là 134/87 mmHg. Chỉ số huyết áp người già thường dao động giữa 121/83 mmHg và 147/91 mmHg.

Như vậy ta thấy, tuổi càng cao thì chỉ số huyết áp trung bình càng tăng. Vì vậy khi đo huyết áp cho người cao tuổi, khi thấy huyết áp cao hơn mức huyết áp trung bình của người trưởng thành, bạn cũng không cần quá lo lắng, miễn huyết áp vẫn nằm trong giới hạn trung bình theo độ tuổi thì không có gì nguy hiểm đến sức khoẻ.

Nguyên nhân gây nên tăng huyết áp ở người già.

Giờ chúng ta cùng điểm qua những nguyên nhân làm huyết áp người cao tuổi cao hơn so với huyết áp lứa tuổi trưởng thành. Có rất nhiều yếu tố gây nên tình trạng tăng huyết áp ở người già, cụ thể như sau:

Những nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người cao tuổi.
  • Yếu tố gia đình: Cao áp huyết có tính di truyền trong gia đình. Những người có cha mẹ, anh em ruột cao áp huyết có nguy có tăng huyết áp cao hơn so với người bình thường khác. Vì vậy khi đi khám sức khỏe, bạn nên nói cho bác sĩ biết điều này để bác sĩ lưu ý.
  • Giới tính: Ðàn ông có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn so với phụ nữ. Bên cạnh đó, phụ nữ ở lứa tuổi mãn kinh, cũng có nguy cơ tăng áp huyết cao hơn lúc đang trong lứa tuổi hành kinh.
  • Độ tuổi: Cao áp huyết thường xảy ra sau tuổi 35. Lứa tuổi càng cao, tỷ lệ mắc tăng huyết áp càng cao.
  • Chủng tộc: Theo thống kê, tỷ lệ người da đen mắc cao áp huyết cao hơn người da trắng và tình trạng bệnh lý cao áp huyết ở người da đen cũng nặng hơn.
  • Bệnh béo phì: Khi trọng lượng cơ thể trên trọng lượng lý tưởng theo BMI tăng 30% trở lên thì dễ mắc cao huyết áp.
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường và cao áp huyết luôn song hành với nhau và là những bệnh lý mạn tính dai dẳng, điều trị phức tạp.
  • Rượu: Các nghiên cứu cho thấy uống nhiều rượu và thường xuyên có thể dẫn đến cao áp huyết, đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não và các bệnh lý về thận.
  • Lười vận động: Cuộc sống thiếu vận động dễ gây béo phì do giảm chuyển hóa và tiêu hao năng lượng trong cơ thể, có thể dẫn đến cao huyết áp.

Cách giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp phù hợp với lứa tuổi trung niên và người cao tuổi.

Vì bệnh lý tăng huyết áp thường gặp ở tuổi trung niên và người già, vậy nên người cao tuổi càng phải quan tâm đến việc giữ huyết áp ở mức ổn định.

  • Duy trì trọng lượng cơ thể cân bằng:

Như đã nói ở trên, béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp ở người cao tuổi. Bệnh nhân có thể đến bác sĩ kiểm tra và tư vấn về cân nặng lý tưởng của mình, dựa trên chiều cao, thể trạng, giới tính và tuổi tác. Nếu cân nặng vượt quá ngưỡng lý tưởng, hãy nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ ăn và luyện tập giúp giảm cân an toàn.

  • Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống của người cao tuổi nên có nhiều trái cây và rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa tách béo hoặc ít béo. Sử dụng thực phẩm tươi sống thay thế cho thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh. Tuy nhiên bữa ăn cũng cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng theo khuyến cáo của WHO cho chế độ ăn của bệnh nhân tăng huyết áp.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao

Lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp với thể trạng cũng như sức bền của từng đối tượng. Nhìn chung người lớn tuổi có thể lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ ngắn, yoga… Việc tập thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng quá trình trao đổi chất, giúp tiêu hao năng lượng dư thừa trong cơ thể, vừa có vai trò quan trọng trong quá trình giảm cân vừa điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.

  • Hạn chế sử dụng muối

Chế độ ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, đặc biệt là ở người cao tuổi. Một bữa ăn hạn chế muối sẽ hạn chế giữ nước trong lòng mạch, giảm áp lực trong lòng mạch và hạ huyết áp.

  • Bỏ thuốc lá

Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi có nguy cơ tăng cao  nếu bạn có thói quen hút thuốc lá. Bỏ thuốc lá không chỉ cải thiện tình trạng sức khỏe cả cơ thể mà còn tác động tích cực đến sức khỏe của phổi, gan.

  • Hạn chế các đồ uống chứa cồn như bia, rượu

Đồ uống chứa cồn là kích thích thần kinh trung ương gây tăng huyết áp. Vì vậy hạn chế đồ uống có cồn sẽ cải thiện đáng kể tình trạng tăng huyết áp.

  • Có giấc ngủ ngon

Người cao tuổi thường gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ. Điều này tác động xấu tới sức khỏe của người già. Không dùng thức uống chứa cồn hoặc caffeine trước khi đi ngủ và giữ tinh thân thoải mái, tránh căng thẳng, không gian phòng ngủ thoáng đãng là một vài biện pháp có thể giúp cải thiện giấc ngủ.

  • Sử dụng thuốc điều trị huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính cần được theo dõi, kiểm tra thường xuyên. Sử dụng thuốc theo đúng phác đồ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định.

Bài viết vừa rồi chúng tôi đã trình bày chỉ số huyết áp trung bình của người cao tuổi đồng thời hướng dẫn cách giúp duy trì huyết áp người già ở mức ổn định. Hi vọng qua bài viết các bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong điều trị cũng như chăm sóc cho bản thân cũng như người thân trong gia đình.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status