Loading...
Góc tư vấn

Huyết Áp Lúc Cao Lúc Thấp Không Ổn Định Nên Xử Trí Thế Nào?

Bên cạnh các bệnh lý về huyết áp mà chúng ta đã được biết như huyết áp cao, huyết áp thấp,… thì còn một tình trạng bệnh lý về huyết áp mà nhiều người chưa biết đến, nhưng trong cuộc sống lại rất thường gặp. Đó là tình trạng huyết áp không ổn định.

Vậy huyết áp không ổn định là gì? Là khi gặp tình trạng huyết áp không ổn định cần xử lý thế nào? Hãy Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Thế nào là huyết áp không ổn định - lúc cao lúc thấp?

Huyết áp không ổn định là tình trạng huyết áp thay đổi, lên xuống thất thường và sự thay đổi này có thể là đột ngột và diễn ra liên tục trong một thời gian dài.

Đối với người bình thường, một ngày huyết áp cũng sẽ có sự thay đổi, huyết áp buổi chiều sẽ thấp hơn huyết áp buổi sáng, tuy nhiên sự thay đổi này diễn ra từ từ, huyết áp chênh lệch trong giới hạn nhất định và huyết áp cùng thời điểm mỗi  ngày sẽ giống nhau.

Để lý giải cơ chế gây ra tình trạng huyết áp không ổn định thì ta phải kể đến các yếu tố trong cơ thể giúp điều hòa huyết áp. Có 3 yếu tố chính trong cơ thể chúng ta giúp điều hòa huyết áp:

 
  • Sức co bóp của tim: lực co bóp của tim càng mạnh, thể tích một nhát bóp của tim càng tăng, lượng máu được đẩy vào lòng mạch nhiều làm tăng áp lực máu lên thành mạch dẫn đến huyết áp tăng và ngược lại.
  • Thể tích máu trong lòng mạch: khi thể tích máu trong lòng mạch càng lớn thì áp lực trong lòng mạch càng cao và huyết áp càng cao. Do vậy ở những vị trí càng gần động mạch chủ, lượng máu được bơm đến càng nhiều nên huyết áp cũng cao hơn so với những vị trí xa động mạch chủ .
  • Thể tích lòng mạch: thể tích lòng mạch máu càng lớn thì huyết áp càng thấp và ngược lại. Ngược lại khi co mạch, thể tích lòng mạch giảm, áp lực lên thành mạch lại càng tăng dẫn đến huyết áp tăng lên. 

Mọi nguyên nhân tác động lên 3 yếu tố điều hòa huyết áp kể trên đều gây ra tình trạng tăng hoặc giảm huyết áp dẫn đến huyết áp không ổn định.

Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp

Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân bị huyết áp không ổn định sẽ không tìm được nguyên nhân. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như sau:

  • Sự thay đổi huyết áp liên quan rất nhiều đến tâm lý cũng như trạng thái cảm xúc: lo lắng, bồn chồn , căng thẳng, sợ hãi hay những cú sốc tâm lý đều có thể khiến huyết áp tăng cao hoặc giảm thấp...

Một ví dụ điển hình của thay đổi huyết áp do tâm lý đó là hội chứng áo choàng trắng: hội chứng này xảy ra đối với những bệnh nhân khi vào bệnh viện hoặc gặp bác sĩ sẽ bị thay đổi huyết áp đột ngột.

  • Sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafe đều tác động đến thần kinh trung ương ảnh hưởng đến sự điều hoà huyết áp khiến huyết áp lên xuống thất thường.
  • Do thay đổi tư thế đột ngột: một vài người sẽ gặp tình trạng hạ huyết áp tư thế. Nghĩa là khi thay đổi tư thế đột ngột như ngồi dậy hoặc đứng dậy sẽ bị tụt huyết áp.
  • Do tác dụng phụ của khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp như dùng quá liều thuốc huyết áp, corticoid, thuốc điều chỉnh đường huyết, thuốc an thần,...
  • Huyết áp không ổn định cũng có thể là triệu chứng hoặc biến chứng của một số bệnh như suy tim, cơn đau thắt ngực, sốt cao, rối loạn nước điện giải, rối loạn thần kinh thực vật,...

Triệu chứng thường gặp khi có tình hình huyết áp không ổn định.

Thông thường, bệnh nhân bị huyết áp không ổn định sẽ không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, theo thống kê, đa số bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế hoặc môi trường đột ngột.
  • Thường xuyên ù tai.
  • Tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, có biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật: vã mồ hôi, mặt đỏ bừng,...
  • Đo chỉ số huyết áp có thể thấy chúng thay đổi thường xuyên, đột ngột và rất khó kiểm soát.

Khi gặp tình trạng huyết áp không ổn định cần xử trí thế nào?

Khác với bệnh lý cao huyết áp hoặc huyết áp thấp, tình trạng huyết áp không ổn định rất khó kiểm soát và điều trị. Tuy vậy, có một vài cách giúp giảm thiểu tình trạng huyết áp không ổn định mà bạn và gia đình có thể tham khảo.

 
  1. Theo dõi, kiểm tra huyết áp định kỳ thường xuyên.

Đây là việc rất quan trọng khi gặp tình trạng huyết áp không ổn định. Việc kiểm tra huyết áp cùng thời điểm vào những ngày liên tiếp sẽ theo dõi được sự thay đổi huyết áp trong ngày cũng như phát hiện được những cơn tăng huyết áp kịch phát hoặc cơn hạ huyết áp để kịp thời xử lý, tránh gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Để thuận tiện cho việc theo dõi huyết áp thường xuyên, mỗi gia đình nên lựa chọn cho mình một máy đo huyết áp tại nhà.

  1. Luyện tập thể dục thể thao, thực hiện lối sống lành mạnh.

Tập thể dục là một phương pháp giúp điều hoà nhịp tim, điều hoà sức co bóp của tim đều đặn từ đó góp phần điều hòa huyết áp. Dành 30 phút mỗi ngày tập thể dục sẽ giúp cải thiện tình trạng rõ rệt.

Bên cạnh đó, luyện tập thể dục còn giúp duy trì thể trạng cơ thể cân đối, tránh béo phì (là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp)

Một giấc ngủ ngon, đủ giấc cũng giúp tinh thần, tâm trạng thoải mái, sảng khoái tránh tình trạng huyết áp bị thay đổi bởi tâm lý.

  1. Chế độ dinh dưỡng khoa học.

Một vài thực phẩm có thể ảnh hưởng đến huyết áp như: đồ ăn dầu mỡ, rượu, bia, thuốc lá, cafe, đồ ăn mặn,…Bệnh nhân huyết áp không ổn định nên tránh các đồ ăn kể trên.

Bệnh nhân nên có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước sẽ giúp huyết áp ổn định.

  1. Tránh căng thẳng, stress.

Như đã kể trên, tâm lý có ảnh hưởng đến huyết áp. Giữ một trạng thái tâm lý cân bằng, thoải mái sẽ giúp huyết áp ổn định hơn.

  1. Thăm khám thường xuyên và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc điều chỉnh huyết áp là thuốc được tính liều và sử dụng hàng ngày. Thường xuyên thăm khám để điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Đặt báo thức hàng ngày vào giờ uống thuốc, tránh tình trạng quên uống thuốc hoặc uống quá liều sẽ ảnh hưởng lớn đến huyết áp.

Bài biết trên đã giải thích nguyên nhân cơ chế cũng như một vài phương pháp giúp làm giảm tình trạng huyết áp không ổn định. Hi vọng qua bài viết, các bạn đã biết cách đề phòng cũng như xử trí có bản thân cũng như gia đình trước tình trạng huyết áp không ổn định.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status