Loading...
Góc tư vấn

Huyết áp bình thường ở trẻ em là bao nhiêu? Cách tính chi tiết

Thông thường, người ta chỉ quan tâm tới huyết áp của người trưởng thành, nhất là những người cao tuổi do ở độ tuổi này thường xuyên mắc các bệnh tim mạch hơn so với trẻ nhỏ. Tuy bậy, huyết áp là một chỉ số không thể bỏ qua của trẻ em để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như sàng lọc những bệnh liên quan khác. Cùng tìm hiểu về huyết áp của trẻ em và những vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây.

Huyết áp và trẻ em

Huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch, nó là một chỉ số thể hiện khả năng hoạt động của hệ thông tim và mạch máu con người. Huyết áp có hai chỉ số là huyết áp tâm thu – khi tim co bóp tạo áp lực tối đa và huyết áp tâm trương – khi tim giãn tối đa tạo huyết áp tối thiểu.

Khi nhắc tới huyết áp và các bệnh tim mạch thì thường nghĩ tới những người trưởng thành, người có tuổi nhưng trẻ em cũng có những tình trạng cần phải theo dõi huyết áp. Không những thế, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, do đó không thể áp dụng hết những quy tắc từ người lớn cho trẻ em được. 

Chỉ số huyết áp của trẻ em cũng thay đổi khác nhau tùy thuộc vào từng độ tuổi, chúng cũng có những ngưỡng để mà nếu vượt qua thì sẽ tạo thành bệnh lý. Bệnh lý huyết áp của trẻ em thì không nhiều nhưng nếu đã xảy ra thì thường mức độ nặng và cần được điều trị tích cực.

Huyết áp trẻ em bình thường

Thông thường, huyết áp của trẻ em thay đổi theo từng độ tuổi, chiều cao, cân nặng, giới tính. Do đó, những chỉ số này thường dao động không đồng đều với nhau. Dưới đây chúng tôi xin trình bày những chỉ số huyết áp của trẻ theo độ tuổi tính trung bình. 

 
  • Trẻ nhũ nhi 1-12 tháng tuổi: Huyết áp được xem là bình thường khi có chỉ số từ 75/50 mmHg đến 100/70 mmHg.
  • Trẻ tuổi tập đi 1 – 2 tuổi: Huyết áp bình thường khi có chỉ số từ 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.
  • Trẻ tuổi mẫu giáo 3 – 5 tuổi: Huyết áp bình thường khi chỉ số từ 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.
  • Trẻ tuổi đi học 6 – 13 tuổi: Huyết áp bình thường khi có chỉ số từ 85/55 mmHg đến 120/80 mmHg.
  • Trẻ tuổi vị thành niên 13 – 18 tuổi: Huyết áp bình thường khi có chỉ số từ 95/60 mmHg đến 140/90 mmHg.

Đây là những chỉ số huyết áp được tính trung bình theo độ tuổi, chỉ số này có thể dao động nhiều nhưng vẫn nằm trong ngưỡng bình thường theo chỉ số trên.

Những bất thường về huyết áp của trẻ em.

Trẻ em nếu được cần thăm khám và xác định mức huyết áp nền một cách thường xuyên và kiểm tra để phát hiện những bất thường về huyết áp sớm nhất.

  1. Huyết áp cao ở trẻ em

Huyết áp cao là tình trạng trẻ có huyết áp cao hơn 95 bách phân vị trẻ em có cùng giới tính, tuổi và chiều cao như trẻ. Việc chẩn đoán huyết áp cao cần tới sự thăm khám và xác định của bác sĩ mới được chính xác nhất. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp của trẻ em thường có 2 nguyên nhân chính là nguyên phát và thứ phát.

  • Tăng huyết áp nguyên pháp là nguyên nhân không thường gặp ở trẻ em, trái lại với người lớn vì trẻ em còn nhỏ, thành động mạch còn hoạt động tốt, các cơ quan đang có trơn tru và ít lỗi. Một số trẻ em có tình trạng tăng huyết áp nguyên phát thường gặp ở trẻ lớn trên 6 tuổi và có những yếu tố nguy cơ như: thừa cân béo phì, lối sống ít vận động, chế độ dinh dưỡng giàu calo,… 
  • Tăng huyết áp thứ phát là nguyên nhân thường gặp hơn ở trẻ em. Thông thường, những trẻ có tăng huyết áp là do những tổn thương từ cơ quan khác, và tăng huyết áp chỉ là hậu quả của tình trạng bệnh. Thông thường, những bệnh gây tăng huyết áp cho trẻ là bệnh viêm thận cấp, bệnh thận mạn, bệnh rối loạn tuyến thượng thận, hẹp động mạch thận, cường giáp,… 

Biểu hiện của tăng huyết áp ở trẻ em bao gồm tình trạng nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, nóng bừng mặt, vã mồ hôi, mệt mỏi. Kèm theo đó, trẻ có những biểu hiện tại cơ quan bị tổn thương nếu là tăng huyết áp thứ phát. Tùy từng bệnh mà có biểu hiện khác nhau và cần có bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác được. 

  1. Hạ huyết áp ở trẻ em  

Huyết áp của trẻ em cũng có thể gặp tình trạng hạ áp với những nguyên nhân sau:

 
  • Mất nước: gặp trong trường hợp trẻ bị sốt cao kéo dài, tiêu chảy cấp, trẻ ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù nước và điện giải đúng cách.
  • Thiếu máu: trường hợp này thường gặp ở những trẻ có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, suy dinh dưỡng, những trẻ bị mất máu sau chấn thương hay bệnh chảy máu tiêu hóa. Trường hợp thiếu máu nguy hiểm là trẻ bị những bệnh về tủy xương và tạo máu. 
  • Sốc: là tình trạng nguy kịch khi trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm, thuốc hay bất cứ chất gì mà bị cơ thể đáp ứng quá mức. Tình trạng sốc cũng xảy ra khi trẻ chấn thương hoặc mất quá nhiều máu .

Biểu hiện của trẻ khi bị hạ huyết áp là choáng váng, ngất, mặt mũi nhợt nhạt, yếu mệt, khó ngủ…

Cần làm gì để phòng tránh cũng như hỗ trợ bệnh huyết áp của trẻ em

  • Gia đình và người thân cần quan tâm đến sức khỏe của trẻ một cách thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm những bệnh về huyết áp có thể xảy ra.
  • Cần có chế độ ăn hợp lý cho trẻ theo từng lứa tuổi. Chế độ ăn của trẻ cần được tham khảo những nguồn có uy tín và có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Nên cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, rau xanh và vitamin giảm mỡ và muối cho trẻ, hạn chế đồ ăn nhanh.
  • Hoạt động thể chất đúng và đủ: Cho trẻ tham gia những hoạt động thể chất vừa sức đế có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện. 
  • Cần đi khám thường xuyên và khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ nhỏ. 

Câu hỏi thường gặp

Huyết áp bình thường của trẻ em có chỉ số dưới 120/80 mm Hg .
Huyết áp thấp phổ biến nhất ở trẻ em và thường phát triển nhanh hơn ở tuổi trưởng thành. Huyết áp thấp mãn tính có thể do các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác như bệnh tim, rối loạn nội tiết hoặc thiếu máu gây ra.
Huyết áp thấp hơn 90/60mmHg có thể gây các triệu chứng cho trẻ em như mệt mỏi, buồn nôn, mờ mắt, chóng mặt và ngất xỉu . Trong trường hợp hạ huyết áp quá mức, các triệu chứng sốc có thể xuất hiện bao gồm lú lẫn, da lạnh và nhợt nhạt, thở nhanh và nông, mạch yếu và nhanh.

 

Trên đây là những hiểu biết cơ bản về huyết áp trẻ em và những bệnh liên quan. Hi vọng qua bài viết, cha mẹ có những cái nhìn mới về tình trạng sức khỏe của con trẻ và giành nhiều sự quan tâm hơn nhằm phòng tránh những bệnh tật có thể xảy ra.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status