Loading...
Góc tư vấn

Top 10 Loại Nước Giúp Hạ Huyết Áp Hiệu Quả Nhất

Cao huyết áp đang dần trở thành một bệnh mạn tính phổ biến ở các gia đình Việt Nam. Không chỉ cần dùng thuốc lâu dài mà chế độ ăn uống của bệnh nhân cũng cần được chú trọng và quan tâm. Bệnh nhân cao huyết áp có thể uống những loại nước nào? Loại nước nào giúp hạ huyết áp hiệu quả? Cùng bài viết này giải đáp thắc mắc của các bạn nhé.

Những loại nước ép hoa quả có tác dụng hạ áp.

Nước ép hoa quả có rất nhiều công dụng. Tuy nhiên có thể các bạn chưa biết có rất nhiều loại hoa quả có tác dụng hạ áp rất hiệu quả.

 5 loại nước ép giúp hạ huyết áp hiệu quả.
 5 loại nước ép giúp hạ huyết áp hiệu quả.
  1. Nước chanh, nước cam ép.

Những loại nước ép trái cây họ cam chanh này chứa hàm lượng vitamin C rất lớn có tác dụng chống oxy hoá, giảm tình trạng căng thẳng tế bào từ đó góp phần hạ huyết áp. 

Đồng thời trong cam và chanh có chất bioflavonoids có chức năng như một chất chống oxy hóa mạnh, góp phần làm giảm nồng độ cholesterol có hại trong máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch là những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp.

Trong cam chanh chứa hàm lượng lớn các vitamin nhóm B giúp tăng tổng hợp các ADN, tăng chuyển hoá acid amin, hỗ trợ hạ huyết áp. Kali và muối khoáng còn hỗ trợ đào thải lượng natri thừa ra ngoài cơ thể, giúp giảm khối lượng tuần hoàn, giảm áp lực trong lòng mạch, là cơ chế hoạt động chính của các loại thuốc tăng huyết áp.

Bệnh nhân cao huyết áp có thể uống 1-2 cốc nước ép cam, chanh mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng tăng huyết áp rõ rệt.

  1. Nước ép lựu.

Theo nghiên cứu, lựu là loại hoa quả chứa hàm lượng Kali lớn giúp đào thải Natri khỏi cơ thể, giúp hạ huyết áp hiệu quả.

Không chỉ vậy, nước ép lựu có khả năng chống oxy hoá cao, giảm tình trạng căng thẳng tế bào. Khả năng chống oxy hoá của nước ép lựu gấp 3 lần rượu vang và nước trà xanh.

Trong nghiên cứu của trường Đại học Johns Hopkins đã chứng minh nước ép lựu ức chế hoạt động của enzym angiotensinogen giúp hạn chế quá trình chuyển đổi angiotensin trong huyết thanh và góp phần giảm huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa).

  1. Nước ép cần tây.

Theo một nghiên cứu của trường Đại học Muhammadiyah Kudus ở Indonesia chứng minh được cần tây có chứa một chất phytochemical có tên gọi là phthalides.  Gọi là NBP khi ở dạng chiết xuất. NBP có tác dụng giãn mạch giảm áp lực dòng máu trong lòng mạch, tăng lưu lượng máu trong lòng mạch và từ đó giảm huyết áp nhanh chóng.

  1. Nước dừa.

Nước dừa có tác dụng chống oxy hoá hiệu quả nhờ làm thay đổi cấu trúc của các gốc tự do trong cơ thể.

Đồng thời, khả năng làm giảm nồng độ cholesterol có hại trong máu của nước dừa cao ngang với bệnh nhân sử dụng thuốc statin.

Nước dừa chứa ít calo và chất béo giúp hạn chế tình trạng thừa năng lượng, thừa calo cho cơ thể.

Uống 2-3 trái dừa mỗi ngày vừa giúp bệnh nhân hạ huyết áp vừa làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, béo phì, những bệnh lý chính gây nên tình trạng tăng huyết áp.

  1. Nước ép cà chua.

Cà chua chứa nhiều carotenoid một hoạt chất của vitamin A, canxi và axit gamma-aminobutyric là những chất có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu được tiến hành ở Kuriyama, Hokkaido, Nhật Bản chỉ ra rằng uống nước ép cà chua không muối có thể cải thiện huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đồng thời cũng làm giảm nồng độ cholesterol có hại LDL-C huyết thanh ở mức ổn định ở những người bị rối loạn chuyển hoá lipid máu.

Uống sữa tách béo hoặc ít béo hỗ trợ hạ huyết áp.

Một vào nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa thiếu hụt canxi và tăng huyết áp. Khi cơ thể chúng ta hấp thụ càng nhiều canxi thì nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp càng giảm và ngược lại.

Vì vậy, các loại sữa có hàm lượng càng canxi cao là lựa chọn thích hợp cho những bệnh nhân cao huyết áp, hỗ trợ giảm huyết nhanh chóng. Sữa không chỉ chứa hàm lượng canxi cao mà còn có lượng vitamin, muối khoáng, đặc biệt là vitamin D giúp hấp thụ canxi tốt hơn.

Mặc dù vậy, đối với bệnh nhân cao huyết áp chỉ nên uống sữa ít béo hoặc tách béo để tránh nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch.

Những loại trà hạ huyết áp nhanh chóng.

Đối với những bệnh nhân không thích uống đồ ngọt như các loại nước ép thì cũng có lựa chọn khác cho họ, đó là trà. Một số loại trà có tác dụng hạ áp rất hiệu quả.

Ảnh 2: 3 loại trà hỗ trợ điều trị cao huyết áp.
3 loại trà hỗ trợ điều trị cao huyết áp.
  1. Trà lá sen.

Trà lá sen có tác dụng giảm nồng độ Cholesterol có hại trong máu nhờ có nồng độ kali và muối khoáng cao. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch vành nhờ có các chất dinh dưỡng hỗ trợ duy trì nhịp tim ổn định, chống rối loạn nhịp. 

Với lá sen, bạn có thể pha trà lá khô hoặc pha lá tươi uống đều có tác dụng tốt.

  1. Trà xanh.

Theo các nghiên cứu, trà xanh là chất chống oxy hoá rất tốt. Hơn 30% trọng lượng khô của lá trà là chất chống oxy hóa mạnh có tên gọi là flavonoid có tác dụng tốt đối với mạch máu, độ nhớt của máu và nồng độ cholesterol trong máu. Uống 2 tách trà mỗi ngày giảm khả năng mắc cao huyết áp tới hơn 60%.

Một vài nghiên cứu so sánh giữa người uống 4 tách trà xanh và người không uống. Người uống trà xanh mỗi ngày giảm đến 50%  nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch.

  1. Trà Atiso đỏ.

Trong trà hoa atiso đỏ có chứa chất phytochemical có hoạt tính sinh học như một loại thuốc ức chế men chuyển tự nhiên, chống oxy hóa tốt. Phytochemical tác động vào những enzyme có tác dụng điều hoà huyết áp, hỗ trợ hạ huyết áp.

 Với hương vị thanh mát, dễ uống, trà hoa atiso đỏ trở thành một thức uống mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày cho bệnh nhân cao huyết áp. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng uống 3 ly trà hoa atiso đỏ mỗi ngày có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa).

Bài viết trên đã giới thiệu cho các bạn 10 loại nước uống hỗ trợ hạ huyết áp nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, tăng huyết áp là một bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng. Vì vậy bạn và gia đình cần kiểm tra huyết áp hằng ngày và thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời.

 
Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status