Loading...
Góc tư vấn

Nên Học Thạc Sĩ Hay Học Chuyên Khoa 1? Giải Đáp Cùng Chuyên Gia

Bạn là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường hay bác sĩ đa khoa mới ra trường Nhưng bạn lại không biết nên học bác sĩ chuyên khoa 1 hay học thạc sĩ? Đa số các bạn có tâm lý cân nhắc trên là do cả học Chuyên khoa 1 và Cao học đều có những mặt ích lợi riêng. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nhé!

Thạc sĩ bác sĩ là gì?

Thạc sĩ bác sĩ là một hình thức học cao học của ngành y nhằm năng cao trình độ chuyên môn trong công việc, cũng giúp bạn rất nhiều trong việc nghiên cứu và nâng cao năng lực chữa trị đối với chuyên khoa mà bạn theo học.

Thạc sĩ bác sĩ là học vị của một bác sĩ. Sau khi kết thúc chương trình học 6 năm học bậc đại học và 2 năm đi làm thực tiễn, các bạn có thể đăng ký thi thạc sĩ.

Các chuyên ngành giảng dạy bậc thạc sĩ y học

Ngành y là một ngành cần thời gian học tập lâu nhất trong toàn bộ những ngành nghề của xã hội. Nếu bạn chọn học bác sĩ đa khoa thì tối thiểu bạn sẽ mất 6 năm học. Sau khi ra trường bạn có thể lựa chọn việc nâng cao học vị của mình bằng việc học lên thạc sĩ y học, việc học lên cao không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng cho bản thân mà còn giúp bạn có thêm cơ hội việc làm và tăng trưởng tốt hơn trong nghề.

Các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ bạn có thể tham khảo như: khoa nội, khoa ngoại, nhi khoa, sản phụ khoa, y tế công cộng, y học chức năng, chẩn đoán hình ảnh, chuyên ngành huyết học và truyền máu.

Yêu cầu để bạn đăng ký học thạc sĩ y học

Những điều kiện cần và đủ để bạn tham gia đăng ký học thạc sĩ như sau : 

Thứ nhất, có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa hoặc dược sĩ chính quy và điểm trung bình phải đạt điểm từ khá trở lên. 

Thứ hai, yêu cầu về thâm niên công tác và làm việc trong ngành y, ví dụ  như sau : 

  • Nếu tốt nghiệp loại giỏi ra trường bạn sẽ được xét chuyển thẳng vào học cao học.
  • Nếu tốt nghiệp loại khá thì cần có thêm 1 điều kiện kèm theo đó là cần có thời gian công tác, làm việc trong các bệnh viện …. đủ 24 tháng trở lên. 
  • Nếu không thuộc 1 trong 2 trường hợp bên trên thì cần phải có 36 tháng công tác và làm việc trong đó chuyên ngành học thạc sĩ phải tương thích với chuyên ngành đang công tác làm việc. 

Các môn thi, điều kiện kèm theo để trúng tuyển, và tốt nghiệp thạc sĩ y học

Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Bác sĩ chuyên khoa 1 là bác sĩ mà chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong hệ thống ngành y và có cấp độ cao hơn bác sĩ nội trú cũng như bác sĩ chuyên khoa định hướng. Các bác sĩ chuyên khoa 1 thường làm việc tại các bệnh viện, phòng khám tư nhân và công lập.

Sinh viên đại học chuyên ngành bác sĩ đa khoa xong 6 năm và tốt nghiệp ra trường rồi thì vẫn được gọi là bác sĩ nhưng họ vẫn chưa được hành nghề. Họ chỉ được hành nghề sau khi đi học thêm khoảng 18 tháng tại một số bệnh viện hoặc cơ sở y tế được phép cấp chứng chỉ hành nghề. Lúc này họ sẽ trở thành một bác sĩ chuyên khoa định hướng.

Để trở thành một  bác sĩ chuyên khoa 1 thì sau khi học xong bác sĩ chuyên khoa định hướng, bác sĩ đó phải đi học tiếp thêm 2 năm nữa để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa 1. Bên cạnh đó, giảng viên đại học có bằng bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa 1 cùng chuyên ngành thuộc ngành mình đào tạo sẽ được tính tương đương  với trình độ Thạc sĩ.

Điều kiện để học và thi lên bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Điều kiện để học và thi lên bác sĩ chuyên khoa 1 thì cần những yếu tố sau:

  • Phải tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy có chuyên ngành y khoa: như bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học cổ truyền…
  • Phải công tác trong các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thực hành nghề nghiệp cũng như thực hành lâm sàng từ 12 tháng trở lên (trong đó nữ không quá 45 tuổi, nam không được quá 50 tuổi).
  • Hình thức học và thi bác sĩ chuyên khoa 1 là thông thường có 2 hình thức đào tạo là hệ tập trung (học liên tục trong vòng 2 năm) và hệ tập trung theo chứng chỉ (học theo từng đợt dựa theo kế hoạch của nhà trường trong vòng 3 năm).

Sự khác biệt khi học Thạc sĩ y khoa và bác sĩ chuyên khoa 1

Ở các nước có nền y học tiên tiến trên thế giới như Pháp, Mỹ, Đức…, trong các chương trình đào tạo y khoa sau đại học luôn có sự phân định rất rạch ròi trong Việc đào tạo thạc sĩ hay tiến sĩ y học chỉ dành cho các đối tượng mong muốn nghiên cứu và cho các chức danh giảng dạy ở trường đại học. 

Còn trong thực hành tại bệnh viện hàng ngày, họ chú ý đến đào tạo lâm sàng, thực hành bằng cách tăng cườn, đề cao đào tạo các bác sĩ chuyên khoa 1, 2. 

Vì vậy, những bác sĩ nào có thành tích học tập xuất sắc có thể được giữ ở lại trường học để làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì họ nên học lên cao học y khoa rồi tiến sĩ y khoa..

Còn một bác sĩ muốn làm công tác điều trị, thực hành tại bệnh viện phải có bằng chuyên khoa 1, 2 , bằng này sẽ thiên về thực hành. Khi đào tạo chuyên khoa 1, các thầy cô cũng chú trọng công tác thực hành hơn là đào tạo lý thuyết. 

Về thời gian học ta có thể thấy việc học chuyên khoa 1 và thạc sĩ là tương đương nhau nếu học tập trung là 2 năm.

Vì vậy tùy theo mục đích của bạn muốn chuyên về nghiên cứu, học thuật giảng dạy hay thực hành lâm sàng mà bạn sẽ lựa chọn học lên thạc sĩ hay bác sĩ chuyên khoa 1 sau khi hoàn thành chương trình đại học y khoa và có các điều kiện về thời gian làm việc trong ngành y. Dù có lựa chọn con đường nào thì đây cũng là bước đệm trong suốt thời gian làm việc trong ngành y của các bạn. Chúc cán bạn thành công.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status