Hô hấp là quá trình trao đổi chất để lấy khí oxi và thải cacbonic. Nó được điều khiển bởi một hệ thống gọi là cơ quan hô hấp. Việc trao đổi các nguyên tố này rất quan trọng tới hoạt động của các tế bào.
Có thể hiểu đơn giản nhịp thở là số lần bạn hít thở trong một phút. Trung khu hô hấp gắn liền với trung khu thần kinh. Khi hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng tới tốc độ hô hấp.
Nhịp thở là yếu tố quan trọng cần chú ý
Nhịp thở bình thường ở người trưởng thành khỏe mạnh là từ khoảng 12 đến 20 hơi thở mỗi phút. Nếu nhịp hô hấp của bạn dưới trung bình bạn có thể đang gặp phải rối loạn chức năng ở khu thần kinh trung ương. Nhịp thở ở dưới mức trung bình cũng báo hiệu tình trạng tiềm ẩn khác.
Sự thay đổi về tốc độ hô hấp có thể xảy ra khi chúng ta lão hóa. Khi già đi cơ thể con người suy yếu, dễ mắc nhiều bệnh. Những bệnh lý từ cơ quan khác có thể ảnh hưởng đến nhịp thở của bạn.
Nhịp thở bình thường của trẻ em thay đổi theo từng độ tuổ
Tuổi |
Nhịp thở mỗi phút |
Sơ sinh - 6 tháng |
30 - 60 |
6 tháng - 1 tuổi |
30-50 |
1 - 5 tuổi |
24 - 40 |
3- 5 tuổi |
22 - 34 |
5 - 12 tuổi |
16 - 30 |
12 - 18 tuổi |
12 - 20 |
Theo mức trung bình của người khỏe mạnh đã đề cập ở trên, nếu sau khi kiểm tra thấy mình đang ở dưới mức này có thể coi là thấp. Điều này là dấu hiệu của những bệnh lý tiềm ẩn. Bạn nên tới gặp bác sĩ để được nhận tư vấn và điều trị sớm nhất.
Có nhiều tác nhân khiến nhịp thở một người bị chậm. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến.
Rượu là một chất ức chế ảnh hưởng đến trung ương thần kinh của bạn. Càng tiêu thụ nhiều sẽ khiến tình trạng sức khỏe ngày càng kém hơn. Ngộ độc rượu cũng khiến tốc độ hô hấp chậm lại, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Tương tự như rượu, thuốc lá cũng là chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nó gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống hô hấp, có những trường hợp đã tử vong do sử dụng quá liều.
Đây là tình trạng mà nhịp thở của bạn bị gián đoạn trong lúc ngủ. Do hệ thống thần kinh trung ương kiểm soát hơi thở không gửi tín hiệu chính xác.
Một biến chứng phổ biến của đột quỵ là rối loạn hô hấp. Những thay đổi về nhịp thở có thể từ nặng đến nhẹ tùy thuộc vào cơn đột quỵ. Điều này sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ hoặc nghiêm trọng hơn là phải sử dụng ống thở.
Với người trưởng thành khỏe mạnh nhịp thở trung bình 12 - 20, nếu nhịp thở của bạn từ 25 trở lên có thể gọi là cao. Trẻ em sẽ có tốc độ hô hấp nhanh hơn so với người lớn.
Nhịp thở nhanh được hình thành do nhiều yếu tố khác nhau. Đa phần là tới từ bệnh lý của người bệnh.
Sốt là phản ứng của cơ thể khi chống lại nhiễm trùng. Triệu chứng của sốt là thân nhiệt cao, đổ mồ hôi, run rẩy. Việc cố gắng tự hạ nhiệt có thể khiến cho nhịp thở tăng cao.
Mất nước xảy ra khi cơ thể bạn không hấp thụ đủ lượng nước yêu cầu. Tình trạng càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng tới tốc độ hô hấp.
Hen suyễn là tình trạng đường thở hẹp, bị viêm và chứa đầy chất nhầy. Điều này sẽ khiến việc hít thở của bạn bị khó khăn.
Tình trạng khó thở làm tăng tốc độ hô hấp
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là đặc trưng của phổi bị tổn thương lâu dài. Với COPD kích ứng ở niêm mạc phổi sẽ khiến bạn không đủ oxy.
Khi chức năng tim suy giảm không thể bơm được nhiều máu khiến cơ thể bạn bị thiếu oxy. Nỗ lực thở khiến tốc độ hô hấp tăng cao.
Để đo nhịp thở bạn có thể tiến hành theo 3 bước:
Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục mỗi ngày
Biết được nhịp thở bình thường ở con người giúp bạn nhận ra những bất thường trong cơ thể mình. Nếu tốc độ hô hấp không ở mức trung bình hãy tới cơ sở y tế thăm khám kịp thời. Ngoài ra bạn cũng nên thực hiện chế độ sống lành mạnh và ăn uống điều độ.