Loading...
Góc tư vấn

Nhịp Tim BPM Là Gì? BPM Bình Thường Là Bao Nhiêu?

Khi kiểm tra sức khỏe, bạn sẽ được đo chỉ số nhịp tim bpm. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều chưa hiểu rõ về chỉ số này và ý nghĩa của nhịp tim BPM đối với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, MDF Instruments sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về chỉ số nhịp tim bpm là gì?

Nhịp tim Bpm là gì?

Chỉ số Bpm được sử dụng trong điện tim đồ. BPM viết tắt của cụm từ tiếng Anh “beats per minute”. Nó có nghĩa là số nhịp tim của con người trong một phút.


Ví dụ, nếu kết quả điện tim đồ của bạn là 75 bpm nghĩa là tim của bạn đang đập 75 nhịp trong một phút. Đối với những người bị rối loạn nhịp tim thì chỉ số này được tính là giá trị trung bình trong suốt những lần mà người bệnh được kiểm tra chỉ số nhịp đập của tim.

Bạn có thể nghe thấy chỉ số bpm xuất hiện trên nhiều phương tiện cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ số Bpm không có ý nghĩa sẽ phản ánh tính thường xuyên của hoạt động tim mạch. Trong trường hợp rối loạn nhịp tim thì chỉ số nhịp tim bpm ghi nhận sẽ được tính là giá trị trung bình của nhịp đập trong suốt quá trình mà người bệnh được kiểm tra.

Chỉ số Bpm hay Nhịp tim tăng cao không phải là một tín hiệu có lợi, thậm chí nó chính là một vấn đề sức khỏe mà bạn nên quan tâm. Vì khi nhịp tim tăng lên, khiến cho tim không được nhận đủ máu và vì thế tim không thể bơm, truyền đủ máu đến các hệ cơ quan trong cơ thể. Trường hợp nhịp tim tăng cao kéo dài sẽ khiến cho gánh nặng bơm máu của tim ngày càng lớn và nghiêm trọng, có thể dẫn tới nguy cơ suy tim. 

Chỉ số nhịp tim bpm của người bình thường là bao nhiêu?

Mặc dù, nhịp tim chỉ là một tiêu chuẩn để nói lên tình trạng sức khỏe của cơ thể, thế nhưng nó lại là chỉ tiêu cơ bản giúp chẩn đoán và phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra với cơ thể con người một cách nhanh nhất.

Đối với những người trưởng thành khỏe mạnh, chỉ số bmp có thể nằm trong khoảng 60 đến 90 bmp.

Ở những tình huống khác, như vận động mạnh, hoặc hồi hộp, sử dụng chất kích thích chỉ số này có thể thay đổi, nhịp tim sẽ có thể tăng lên đến 100 bmp, thậm chí lên đến 150 - 200 bpm. Điều này chỉ ra rằng, tim của bạn đang hoạt động quá sức. 

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là những bạn hiếu động thì nhịp tim bình thường của trẻ nhỏ có sự dao động khá lớn. Những đứa trẻ vận động với cường độ cao thì nhịp tim có thể lên tới 200 lần/phút, tuy nhiên chỉ số nhịp tim này vẫn ở trong ngưỡng an toàn. 

Dưới đây là bảng nhịp tim Bpm bình thường mà bạn có thể tham khảo

 

Độ tuổi

Nhịp tim (lần/phút)

Sơ sinh

100 đến 160

Dưới 5 tháng tuổi

90 đến 150

Từ 6 đến 12 tháng tuổi

80 đến 140

Từ 1 đến 3 tuổi

80 đến 130

Từ 4 đến 5 tuổi

80 đến 120

Từ 6 đến 10 tuổi

70 đến 110

Từ 11 đến 14 tuổi

60 đến 105

Từ 15 đến 20 tuổi

60 đến 100

Trên 20 tuổi

50 đến 80

 

Phân biệt bpm và huyết áp

Huyết áp là chỉ số cho biết áp lực của máu tác động lên thành mạch trong một chu trình chuyển tim. Huyết áp gồm có 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó: 

  • Huyết áp tâm thu: Là giá trị áp lực khi buồng tim co bóp vào hệ tuần hoàn.
  • Huyết áp tâm trương: Là huyết áp ở thì tâm trương hay còn được coi tính là huyết áp khi buồng tim giãn ra.

Chẳng hạn, kết quả đo huyết áp của bạn là 120/80 mmHg. Bạn có thể hiểu là huyết áp tâm thu là 120mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg. Một người trưởng thành có chỉ số huyết áp bình thường sẽ ở mức 120/80 mmHg. Trong trường hợp huyết áp tâm thu có giá trị trên 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương có giá trị trên 90 mmHg, thì người bệnh đang có triệu chứng tăng huyết áp. 

Như vậy, có thể hiểu rằng chỉ số huyết áp và chỉ số nhịp bpm là hai chỉ số hoàn toàn độc lập, là 2 chỉ số cần thiết khi kiểm tra sức khỏe bệnh nhân và vì thế không thể thay thế chúng cho nhau, đặc biệt đối với những người bệnh bị bị rối loạn nhịp tim hoặc bị chứng huyết áp thất thường. Chẳng hạn như, khi huyết áp tăng thì nhịp tim vẫn có thể ở mức bình thường. 

Nhịp tim Bpm như thế nào là bất thường?

Một số đặc điểm dưới đây cho thấy rằng chỉ số nhịp tim bpm của bạn là bất thường:

  • Nhịp tim của bạn đập quá chậm hoặc quá nhanh. Nếu trong trường hợp không vận động, nghỉ ngơi mà nhịp tim của bạn ở mức dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút thì bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra, thăm khám.
  • Loạn nhịp tim bắt nguồn trong tâm nhĩ hoặc tâm thất.
  • Hoạt động của tim không ổn định, lúc chậm, lúc nhanh hoặc lúc đập quá sớm...

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nhịp tim bất thường ví dụ như: lao động quá sức, dùng chất kích thích, Rối loạn tâm lý, ... Tuy nhiên, cũng có trường hợp là do các bệnh lý về tim mạch như tim bẩm sinh, thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim, hở van tim, béo phì, viêm phổi mạn tính... Vì thế, nếu thấy những dấu hiệu bất thường về nhịp tim thì bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra nhằm phát hiện bệnh lý kịp thời.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Thông thường, có hai loại nhịp tim mà chúng ta rất cần phải quan tâm, lưu ý, đó chính là nhịp tim lúc nghỉ ngơi và nhịp tim nhanh (nhịp tim tối đa).

Các trường hợp đặc biệt như vận động viên hay những người tập thể dục thể hình cường độ cao họ thường có chỉ số nhịp tim lúc nghỉ ngơi thấp hơn so với những người bình thường. Điều này là bởi khi bạn tập luyện thể thao, tim của bạn sẽ co bóp với cường độ cao thường xuyên khiến tim co bóp nhiều và giúp trái tim khỏe hơn và trong trạng thái nghỉ ngơi thì tim chỉ cần co bóp ít hơn cũng đã đủ đưa máu đi khắp cơ thể mà không cần co bóp quá nhiều như những người không thường xuyên tập.

Nhịp tim nhanh chính là lúc nhịp tim bạn đập nhanh hơn, rung hoặc nhịp bất thường trong một thời gian ngắn, khi nhịp tim vượt qua chỉ số nhịp tim trung bình là 100 lần/phút thì được coi là nhịp tim nhanh.

Vậy nhịp tim tối đa là bao nhiêu trong khi luyện tập thể thao được tính theo công thức sau

  • MHR = 220 – số tuổi 

Việc tìm hiểu chỉ số nhịp tim tối đa hay nhịp tim nhanh có thể giúp bạn làm rõ hơn rất nhiều về chỉ số nhịp BPM là gì. Hơn nữa, khi luyện tập thể dục thể thao, chúng ta cũng sẽ dựa vào những chỉ số nhịp tim nhanh này để có thể điều chỉnh cường độ tập luyện, bài tập sao cho phù hợp, tránh tình trạng quá tải trong vận động gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

Nhịp tim chậm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Ở những người trưởng thành bình thường, khi nghỉ ngơi nhịp tim sẽ nằng trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút. Nếu tim của bạn đập ít hơn 60 lần/phút được coi là nhịp tim chậm.

Tuy nhiên, nhịp tim chậm trong khoảng từ 40-50 nhịp/phút là bình thường đối với một số người là vận động viên thường thường xuyên tập thể dục, bởi tim của những người này chỉ cần co bóp ít nhịp đã đủ để bơm máu đi nuôi cơ thể. Trong trường hợp còn lại, nhịp tim dưới 60 nhịp/phút là nhịp tim chậm bệnh lý hay hệ thống điện của tim của bạn đang gặp vấn đề. 

Nhịp tim chậm có nguy hiểm không?

Nhịp tim chậm sẽ làm tim co bóp chậm dẫn đến làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: gây mệt mỏi, thiếu máu, đau ngực, choáng váng, thậm chí có thể ngất, nếu diễn ra liên tục kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy tim. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn cả là trong trường hợp nhịp tim quá chậm có thể gây ngừng tim đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do vậy trong trường hợp nhịp tim quá thấp, bác sĩ chuyên khoa thường sẽ có chỉ định can thiệp hoặc phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về chỉ số nhịp tim Bpm cũng như các chỉ số Bpm bình thường. Khi gặp các dấu hiệu về bệnh tim mạch nói chung hoặc các bệnh về nhịp tim nói riêng, thì người bệnh nên đến các bệnh viện để được khám với các bác sĩ chuyên khoa. Điều trị bệnh tim mạch luôn là vấn đề lâu dài, nhức nhối của xã hội bởi bệnh tim mạch có thể theo người bệnh cả đời và để lại những hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời có thể sẽ giúp người bệnh phòng ngừa rủi ro và sống khỏe mạnh hơn.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status