Loading...
Góc tư vấn

Phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp chi tiết nhất

Rất nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn giữa triệu chứng bong gân và sai khớp do những triệu chứng và biểu hiện tương tự nhau. Bong gân và sai khớp là những chấn thương thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Việc không phân biệt được triệu chứng bong gân và sai khớp có thể dẫn đến sai sót trong việc chẩn đoán bệnh, thời gian điều trị kéo dài.

Bong gân là gì?

Bong gân là tình trạng tổn thương cấu trúc nối giữa 2 hoặc nhiều xương quanh 1 khớp (dây chằng). Dây chằng bị căng quá mức hay rách ra, gây cảm giác đau đớn, giảm hoặc mất vận động khớp. Bong gân có thể xảy ra ở nhiều vị trí như vai, bàn tay, cổ tay, mắt cá chân, đầu gối…

Sai khớp là gì?

Sai khớp là các chấn thương xảy ra làm các mặt khớp ở đầu xương bị ép sai lệch khỏi vị trí bình thường. Chỉ một khớp bị sai sẽ khiến bệnh nhân đau nhức và ảnh hưởng nhiều đến việc sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân gây bong gân và sai khớp

Bong gân và sai khớp chủ yếu do những tình huống va chạm mạnh: chấn thương do chơi thể thao hoặc té ngã.

Các đối tượng dễ bị xảy ra bong gân và sai khớp:

  • Người cao tuổi đi lại, hoạt động không thuận tiện.
  • Vận động viên thể thao.
  • Người có tiền sử chấn thương dây chằng (béo phì).
  • Phụ nữ thường đi giày cao gót.

Phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp

Cả bong gân và trật khớp đều có thể gây đau, sưng và khó cử động khớp. Nhưng các triệu chứng của trật khớp nặng hơn: khớp bị sưng, bầm tím, đôi khi đau nhức, ổ khớp bị biến dạng không cử động được. 


Ở trường hợp bị bong gân, bạn sẽ bị giảm hoặc thậm chí mất khả năng cử động và sử dụng khớp. Còn sai khớp khiến bạn không thể vận động ở khớp này.

Ngoài ra, người bị sai khớp có thể quan sát thấy rõ được sự biến dạng ở khớp, xương lệch hẳn khỏi vị trí bình thường kèm theo bầm tím.

Cách điều trị triệu chứng bong gân và sai khớp

Đối với bong gân, các phương pháp điều trị chủ yếu là giảm sưng và đau bằng cách chườm lạnh trong 24-48 giờ đầu, kê cao khớp, uống thuốc giảm đau, tránh vận động khi cơn đau vẫn còn. Sau khi cơn đau thuyên giảm, có thể chườm nóng, tập vật lý trị liệu và vận động các khớp. 

Ngược lại, trong trường hợp trật khớp, việc đầu tiên là phải phục hồi ổ khớp càng sớm càng tốt (do bác sĩ chuyên khoa gây tê tại chỗ hoặc sau khi gây mê). Trong một số trường hợp, phẫu thuật chỉnh hình có thể được yêu cầu để phục hồi khớp.

Các biện pháp điều trị sai khớp:

  • Sử dụng thuốc giảm đau.
  • Thực hiện nắn khớp trở lại vị trí ban đầu, sau khi đưa khớp trở lại vị trí cũ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo nẹp để cố định.
  • Dùng vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
  • Trong các trường hợp sau, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu phẫu thuật: sai khớp không thể sửa chữa bằng nắn chỉnh; sai khớp ảnh hưởng đến thần kinh, mạch máu làm hư xương hay làm rách cơ và dây chằng.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể phân biệt rõ được triệu chứng bong gân và sai khớp. Từ đó, có được hướng xử lý và điều trị đúng cách.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status