Loading...
Góc tư vấn

Phân Độ Khó Thở - Chẩn Đoán Lâm Sàng Bệnh Nhân Khó Thở

Một trong những triệu chứng thường thấy đó chính là khó thở. Triệu chứng khó thở có thể do nhiễm vi-rút, vi khuẩn, bệnh về tim mạch, hô hấp và ung thư... Khó thở gây trở ngại đến các hoạt động thở bình thường như tần số thở, thời gian của thì hít vào và thở ra, sự phối hợp và tham gia của các cơ hô hấp.

Khó thở là gì?

Khó thở là cảm giác khó chịu khi sự đòi hỏi của không khí với khả năng cơ học của lồng ngực và phổi không tương xứng. Khó thở gây trở ngại đến các hoạt động thở bình thường như tần số thở, thời gian của thì hít vào và thở ra, sự phối hợp và tham gia của các cơ hô hấp. Vì vậy để có thể mô tả khó thở một cách đầy đủ cần kết hợp với thăm khám bệnh.

 

Nguyên nhân gây khó thở

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến triệu chứng khó thở: 

  • Bệnh lý thanh quản: Phù Quincke, liệt thanh quản
  • Bệnh lý khí quản: U khí quản, dị vật khí - phế quản
  • Bệnh lý phế quản: viêm phế quản, HPQ, COPD
  • Bệnh lý nhu mô: viêm phổi, bệnh phổi kẽ
  • Bệnh lý màng phổi: TKMP, TDMF
  • Chấn thương ngực, dị dạng lồng ngực
  • Bệnh lý tim mạch: suy tim, nhồi máu phổi
  • Bệnh lý thần kinh cơ: liệt cơ hô hấp

Ảnh 2: những nguyên nhân dẫn đến khó thở

Tính chất khó thở

Tính chất khó thở bao gồm:

  • Khó thở khi hít vào
  • Khó thở khi thở ra
  • Khó thở cả khi hít vào và thở ra

Phân độ khó thở phổ biến

Phân độ khó thở của hội tim mạch Mỹ NYHA (New york Heart. Association).

  • Mức I: Không hạn chế hoạt động thể chất.
  • Mức II: Khó thở khi gắng sức nhiều.
  • Mức III: Khó thở khi gắng sức nhẹ và hạn chế hoạt động thể chất.
  • Mức IV: Khó thở khi nghỉ.

Phân độ khó thở theo mMRC

 
  • Độ 0: Khó thở khi gắng sức
  • Độ 1: Khó thở khi đi vội hay lên dốc thẳng
  • Độ 2: Đi bộ chậm hơn hoặc phải dừng lại để thở khi đi cùng một tốc độ trên một quãng đường với một người cùng độ tuổi
  • Độ 3: Khó thở sau khi đi khoảng 100m hoặc sau vài phút trên đường bằng phẳng
  • Độ 4: Khó thở khi thay quần áo
>>> Đối với sinh viên đi lâm sàng, việc phân độ khó thở là một kiến thức không thể thiếu. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị ngay cho mình một chiếc ống nghe y tế để có thể thực hành khám lâm sàng bệnh nhân khó thở thành thạo nhé!
 

Hi vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Mong bạn luôn dồi dào sức khỏe và sống hạnh phúc.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status