Loading...
Góc tư vấn

Tổng hợp tiếng nghe phổi đầy đủ nhất từ chuyên gia 

Bình thường khi hô hấp ta thường chỉ nghe tiếng thở từ thanh khí quản và tiếng rì rào tại phế nang. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh lý, những thay đổi về cơ thể bệnh tạo ra các tiếng ran khác nhau.

Nghe phổi

Trong động tác hít thở, khi hít vào, không khí đi qua thanh quản, khí quản, đến phế quản gốc, rồi tới các phế quản nhỏ hơn ở các thùy phổi, sau đó sẽ được phân phối vào các phế nang. Khi thở ra, không khí sẽ di chuyển ra ngoài phổi theo trình tự ngược lại.

Không khí vận chuyển qua thanh - khí quản và các phế quản lớn sẽ tạo ra tiếng thở tại thanh - khí quản, có thể nghe thấy rõ khi đặt ống nghe tại vùng thanh quản, khí quản, và vùng xương ức, xương cạnh cũng như khoảng liên bả cột sống.Đây cũng là những vị trí nghe tim phổi thường được các bác sĩ nghe khám.

Tiếng thở tại thanh khí quản bắt nguồn từ thanh môn. Không khí sẽ đi qua phế quản nhỏ, rồi đi vào phế nang – là vùng tương đối rộng hơn, gây ra những tiếng rì rào phế nang tiếng nghe êm dịu, ở thì thở ra thì tiếng đó mạnh, ngắn hơn và chỉ có thể nghe thấy ở đầu thì thở ra.

Trên thực tế, thời gian thì thở ra dài hơn thì hít vào. Tiếng rì rào phế nang ở thì thở ra nguyên nhân là do luồng không khí từ phế nang đi qua phế quản nhỏ, và vùng có cơ Reissessen đi tới các phế quản lớn hơn. Ta thường không nghe thấy tiếng rì rào phế nang ở thì thở ra vì áp lực không khí tại phế nang yếu, nhất là ở cuối của thì thở ra.

Trong một vài trường hợp, ta có thể nghe thấy tiếng thở trong cả quá trình thì thở ra, hiện tượng này gọi là “đảo ngược nhịp hô hấp” và có khả năng cao gặp trong các cơn hen phế quản hoặc trong giãn phế nang.

Bình thường trong khi hô hấp, ta chỉ nghe thấy tiếng thở thanh khí quản và tiếng rì rào tại phế nang. Trong những trường hợp bệnh lý, các thay đổi về cơ thể người bệnh ở khí đạo có thể gây ra các tiếng thổi, hoặc tiếng rên khác nhau. Trong quá trình hô hấp, lá thành và lá tạng ở màng phổi bình thường trượt trên nhau. Nếu bị viêm màng phổi, bề mặt của các lá này trở nên thô ráp, đây là nơi xuất phát của các tiếng cọ màng phổi.

 

Các tiếng phổi bình thường

  • Thanh - khí quản.
  • Rì rào phế nang.

Các tiếng bất thường bao gồm

  • Âm thổi ống.
  • Ran phế quản.
  • Ran nổ.
  • Cọ màng phổi.
  • Rít thanh quản.

Các vị trí nghe phổi

Nghe phổi ở thành ngực sau

  • Nghe ở vùng đỉnh phổi: ta sẽ nghe đối xứng hai bên.
  • Nghe ở vùng rốn phổi: ta nghe từ trên xuống dưới, và đối xứng hai bên.
  • Nghe ở vùng đáy phổi: ta nghe từ điểm thấp nhất của xương bả vai trở xuống, và nghe đối xứng hai bên.

Nghe phổi ở thành ngực bên

Ta sẽ nghe theo đường nách ở giữa hai bên, sau đó nghe từ trên xuống dưới và đối xứng hai bên.

Thành ngực trước

  • Nghe ở hố trên đòn và hố dưới đòn hai bên
  • Lồng ngực ở bên phải có thể nghe đến gian sườn V, sau đó bên trái nghe đến gian sườn II.

Tiếng nghe phổi bình thường

Bình thường trong khi hô hấp, ta chỉ nghe thấy tiếng thở thanh khí quản và tiếng rì rào tại phế nang.

  • Tiếng thở thanh khí quản: được tạo ra khi không khí đi qua vùng thanh, khí quản và các phế quản lớn, ta sẽ nghe thấy rõ ở vùng thanh quản, khí quản, và vùng xương ức, cùng vùng liên bả cột sống. 
  • Rì rào phế nang: Ta nghe rõ ở vùng ngoại vi của phổi, nghe rõ ràng ở thì hít vào, và rất nhẹ ở thì thở ra. Rì rào phế nang thường giảm trong hội chứng đông đặc, hoặc tràn dịch màng phổi, và tràn khí màng phổi. Rì rào phế nang sẽ mất trong xẹp phổi.

Tiếng phổi bệnh lý 

Các tiếng ran là những âm thanh mà không có tính âm nhạc và không liên tục, ta có thể nghe được ở đầu của thì hít vào, và cuối thì thở ra hay cả hai thì. Tiếng ran thường được xem như là kết quả của một loạt những tiếng nổ tí hon được phát ra từ những đường dẫn khí nhỏ, xa, và xẹp ở thì thở ra, nở ra ở thì hít vào.

Ran ẩm

Ran ẩm thường xuất hiện vào đầu của thì hít vào và kéo dài suốt ở thì thở ra, có âm nổ, có thể sẽ nghe được trên bất kì vùng nào của phổi và sẽ không biến đổi theo tư thế. Ran ẩm có thời gian dài hơn và tần suất thấp hơn ran nổ, và thay đổi hay mất hẳn khi ho.

Ran ẩm có thể là kết quả của một lượng khí lớn đi qua các đường dẫn khí khi nó đóng - mở từng đợt. Ran ẩm thường có thể nghe được trong các trường hợp bị COPD, viêm phổi, hen, giãn phế quản, và suy tim.

  • Đặc điểm của ran ẩm: Cường độ to, hoặc nhỏ không đều. Âm độ: cao, nghe như tiếng lọc xọc của khí va trộn với dịch.
  •   Ý nghĩa: Ran ẩm thường gặp trong viêm phế quản xuất tiết dịch, hoặc giãn phế quản, hoặc các bệnh lý khác gây ra dịch trong phế quản và phế nang như: Lao xơ hang, phù phổi cấp, vỡ ổ mủ áp xe vào phế quản, ...Ngoài ra, tiếng ran ẩm có thể còn gặp trong ứ trệ ở phổi như suy tim trái.

Ran nổ

Ran nổ nghe êm hơn, thường có âm sắc cao hơn và xuất hiện thường xuyên hơn ran ẩm. Ran nổ sẽ nghe được vào giữa và cuối của thì hít vào, và sẽ thay đổi theo tư thế người bệnh. Ran nổ tạo ra bởi sự mở đột ngột của các đường ống dẫn khí nhỏ đang bị đóng lại bởi những chất bề mặt trong ở thì thở ra trước đó. Thường gặp trong những trường hợp bị xơ hoá phổi và những bệnh của mô phổi kẽ như bị xơ hoá mô kẽ hoặc viêm phổi mô kẽ.

Ran nổ là tiếng phát ra khi luồng khí bóc tách tại các phế nang bị lớp dịch rỉ viêm khiên cho dính lại.

  • Đặc điểm của ran nổ: cường độ mạnh hay yếu phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng hô hấp đến các vị trí tổn thương và vị trí của tổn thương so với thành ngực. Âm độ: cao và thường có vẻ khô, nhỏ lép bép nghe như tiếng muối rang. Ran nổ thường nghe rõ ở cuối của thì hít vào đặc biệt là khi ho sẽ nghe rõ hơn.
  •  Ý nghĩa: Ran nổ là triệu chứng đặc trưng của các hội chứng đông đặc hoặc có viêm nhu mô phổi thường gặp trong viêm phổi, hoặc lao phổi, và nhồi máu phổi.

Cần phân biệt Ran nổ với:

  •  Ran nổ sinh lý do bị xẹp phế nang, thường xảy ra với những người nằm lâu. Tiếng này sẽ mất đi sau vài nhịp hô hấp mạnh.
  •  Tiếng ran Velcro thường gặp trong viêm phổi kẽ: ta nghe như tiếng bóc băng dính.

Ran rít

Ran rít là tiếng ran phát ra do lòng phế quản co thắt từ phế quản lớn đến phế quản nhỏ với âm sắc cao, và cường độ phụ thuộc vào mức độ co thắt của phế quản. Tiếng ran rít sẽ nghe rõ hơn ở thì thở ra, thường gặp trong các bệnh nhân bị hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ran ngáy

Ran ngáy phát ra do co thắt phế quản và rung khi các chất tiết dính vào thành của các phế nang lớn với âm độ trầm, và nghe rõ cả hai thì. Ran ngày có thể thay đổi hoặc biến mất khi ho.

Khò khè

Khò khè là Luồng không khí đi qua đoạn đường thở nhỏ hoặc bị hẹp hoặc bị chèn ép sẽ trở nên hỗn loạn, và gây ra những rung động lên thành của đường thở; những rung động này tạo ra tiếng thở khò khè.

Tiếng thở khò khè thường sẽ kéo dài suốt thì thở ra do áp lực ở lồng ngực tăng lên khi đường thở bị hẹp hoặc bị chèn và đường thở hẹp khi thể tích phổi giảm. Tiếng thở khò khè ở trong thì thở ra cho thấy tình trạng tắc nghẽn sẽ nhẹ hơn so với tiếng thở khò khè trong cả hai thì biểu hiện tình trạng chít hẹp đường thở trở nên nghiêm trọng hơn.

Thay đổi nhịp thở là một trong các dấu hiệu giúp bạn có thể phát hiện ra những rối loạn về chức năng hô hấp. Vì thế biết cách phân biệt các tiếng khi nghe phổi sẽ giúp bạn tự chẩn đoán được sớm bệnh và sẽ có biện pháp xử trí kịp thời.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status