Loading...
Góc tư vấn

Trọng lượng thai BPV là gì? Tất cả vấn đề liên quan về BPV

Trong quá trình thai kỳ, các thai phụ đều rất quan tâm đến sự phát triển của thai đặc biệt là cân nặng của thai nhi. Khi đi khám, trên các giấy khám thai đều ghi chỉ số trọng lượng thai BPV. Tuy nhiên nhiều thai phụ chưa hiểu chỉ số BPV là gì ý nghĩ của chúng. Bài viết này sẽ giải thích cho các bạn chỉ số trọng lượng thai BPV là những yếu tố liên quan để chỉ số đó. Cùng đến với bài viết nào.

BPV là gì?

BPV là từ viết tắt của cụm từ Bách vị phân.

Bách vị phân là một khoảng giá trị có tần số tăng dần hay còn gọi là tần số tích lũy, sau khi xử lý 1 dãy số liệu được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. 

Bách phân vị thứ i hay là số phân vị Pi là vị trí của một số hạng thứ i trong một dãy số ( i là số tự nhiên và tăng dần từ 1 đến 99, chứ không phải từ 0-100 để diễn giải có ý nghĩa), dãy số bách phân vị đã được xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần để vị trí của các số hạng có ý nghĩa. Số phân vị (bách phân vị thứ i…) là thuật ngữ chuyên ngành mà ta sử dụng để diễn giải trên lâm sàng.

Ý nghĩa BPV trong sản khoa.

Ngày nay, bách phân vị càng ngày càng được biết đến, phổ biến rộng rãi và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể đến là lĩnh vực y học. Nói một cách cụ thể hơn, dùng bách phân vị để đánh giá mức độ phát triển của thai nhi, đánh giá mức độ tăng trưởng của trẻ thông qua chiều cao, trọng lượng.

Ví dụ như: Thai phụ mang thai được 20 tuần 3 ngày, hôm nay đến lịch khám thai, siêu âm 5D ở phòng khám chuyên khoa sản được kết luận là: đường kính lưỡng đỉnh 48mm,… Bác sĩ chẩn đoán: có 01 thai sống trong buồng tử cung ở Bách phân vị 12 so với tuổi thai 20 tuần 3 ngày. Kết luận: thai nhi phát triển tương ứng so với tuổi thai. Vì sau bác sĩ lại kết luận được như vậy?

Theo nghiên cứu, sự phát triển của thai tương ứng với BPV từ 10-90 là phát triển bình thường. Nếu BPV <10 là thai kém phát triển trong buồng tử cung tử cung, nếu BPV >90 là thai phát triển lớn hơn mức bình thường (thai to, thường gặp trong bệnh lý thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, sau này lúc chuyển dạ khó khăn có khi cần chuyển đẻ mổ).

Ý nghĩa của chỉ số BPV trong sản khoa.

Tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe thai nhi.

Từ việc theo dõi trọng lượng của thai nhi theo BPV ta thấy việc theo dõi sức khỏe thai kì thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng.

Trong quá trình mang thai, việc theo dõi thai kỳ theo các mốc thời gian cụ thể là hết sức quan trọng giúp theo dõi quá trình phát triển của cả mẹ bà bé. Cụ thể như sau:

  • Trong quá trình mang thai, sức khỏe của người thai phụ sẽ liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong buồng tử cung, cũng như việc chuyển dạ, nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc dinh dưỡng cho em bé sau này. Người mẹ cần được bổ sung thêm những thông tin, kiến thức cần thiết nhất để có thể tự chăm sóc, đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ.
  • Phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi để có thể phòng tránh. 
  • Phát hiện sớm các dị tật để kịp thời can thiệp hoặc chữa trị.
  • Khám thai định kỳ sẽ giúp cho bác sĩ cũng như người mẹ biết được thai nhi đang trong giai đoạn thai kỳ có phát triển bình thường hay tương ứng với tuổi thai hay không.
  •  Phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tật xuất hiện trong thời kỳ mang thai như cao huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật,…và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý chưa, bổ sung thêm khoáng chất, vitamin…
  • Đặt lịch tiêm phòng cho thai phụ trong quá trình mang thai.
  • Chuẩn bị đầy đủ kiến thức, hiểu biết cho thai phụ bước vào cuộc chuyển dạ đẻ.
Tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe thai kỳ.

Lịch theo dõi sức khỏe theo các mốc của thai kì.

Trong quá trình quản lý thai nghén, việc đi khám thai cần đúng những mốc quan trọng giúp đánh giá thai kỳ được chính xác và đầy đủ:

  • Lần khám thứ nhất: sau khi trễ kinh 1-2 tuần: xác định thai đã về buồng tử cung hay chưa, thai có tim thai hay chưa. Từ đó tính ngày dự kiến sinh theo siêu âm hoặc ngày đầu kinh cuối cùng của sản phụ có kì kinh đều và nhớ chính xác ngày. Kiểm tra sản phụ có bệnh lý gì kèm theo không ( bệnh tim, tăng huyết áp, động kinh, đái tháo đường, sẹo mổ cũ…)
  • Lần khám thứ 2: Thai được 9-12 tuần: Khoảng tuần thai này đã bắt đầu nghe được tiếng tim thai qua siêu âm ổ bụng và tính được ngày dự kiến sinh có độ chính xác cao nhất theo siêu âm.
  • Lần khám thứ 3: Thai được 11 tuần đến 13,5 tuần: Đây là mốc thời gian rất quan trọng để siêu âm kiểm tra độ mờ da gáy thai nhi, làm các xét nghiệm Double test tầm soát dị tật bẩm sinh như Down, xét nghiệm công thức máu, hóa sinh máu, nước tiểu của mẹ để theo dõi sức khỏe mẹ và thai tốt hay không, nếu phát hiện bất thường kịp thời điều trị.
  • Lần khám thứ 4: Thai từ 14 đến 20 tuần: Bổ sung thêm các xét nghiệm máu, nước tiểu mẹ, xét nghiệm Tripble test tầm soát Down, Siêu âm Soft Marker, tiêm ngừa uốn ván…tùy thuộc quá trình thăm khám thai hoặc theo dõi có gì bất thường hay không.
  • Lần khám thứ 5: Thai từ 20-24 tuần: Mốc thời điểm rất quan trọng để siêu âm 4D, 5D phát hiện thai nhi có dị tật bẩm sinh không.
  • Lần khám thứ 6: Thai từ 24- 28 tuần: tầm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ cho sản phụ.

Đặc biệt:

  • Từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 32 của thai kỳ: trong khoảng thời gian này, sản phụ cần khám thai định kỳ 1 tháng 1 lần để bác sĩ theo dõi sát và đánh giá sự phát triển của thai, đồng thời cung cấp kiến thức về chế độ dinh dưỡng cũng như dấu hiệu ban đầu các yếu tố bệnh lý để thai phụ có thể theo dõi.
  • Từ tuần thứ 32 đến 35: trong giai đoạn này, thai phụ nên khám thai 2 tuần 1 lần.
  • Từ tuần thứ 36 trở đi: đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, thai phụ cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần/lần hoặc bất cứ khi nào có các dấu hiệu như đau bụng, ra máu, ra dịch âm đạo để theo dõi chuyển dạ, theo dõi tim thai, cử động thai nhi và kiểm tra tình trạng đóng mở cổ tử cung để sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ. 

Lưu ý:

  • Trong quá trình mang thai, thai phụ nên khám thai tại bệnh viện hoặc 1 cơ sở y tế uy tín duy nhất để bác sĩ dễ dàng theo dõi đầy đủ thai kỳ.
  • Trong những lần khám thai, không chỉ siêu âm mà nên kiểm tra và làm thêm các xét nghiệm kèm theo như: đo huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu để phát hiện các bất thường sớm.
  • Khi có gì thắc mắc hay bất thường cần báo ngay cho bác sĩ hoặc tư vấn để thai phụ luôn giữ được tinh thần thoải mái trong khi mang thai.

Bài viết trên đã giải thích thế nào là trọng lượng thai theo BPV và cách đánh giá trọng lượng thai qua siêu âm theo BPV. Đồng thời hướng dẫn cách khám thai kỳ đúng cách cho các sản phụ. Hi vọng qua bài viết, các sản phụ sẽ bổ sung được thêm kiến thức để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status