Loading...
Góc tư vấn

Tụt huyết áp uống đồ ngọt? Đúng hay sai?

Tình trạng tụt huyết áp rất hay xảy ra trong đời sống thường ngày của chúng ta. Khi có người tụt huyết áp, những người xung quanh thường xử trí tạm thời bằng cách cho uống nước đường, uống nước ngọt. Cách xử trí vậy là đúng hay sai? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.

Thế nào là tụt huyết áp?

Định nghĩa tụt huyết áp.
 

Huyết áp bình thường gồm hai chỉ số là huyết áp tâm thu (hay huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (hay huyết áp tối thiểu).

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, huyết áp tâm thu khoảng 90-dưới 140mmHg và huyết áp tâm trương nằm vào khoảng 60-dưới 90 mmHg.

Khi huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg, nói chính xác là là huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, thì được gọi là hạ huyết áp hoặc tụt huyết áp.

Các nguyên nhân gây ra tụt huyết áp.

Tụt huyết áp có thể chia làm 3 loại: Hạ huyết áp thế đứng, hạ huyết áp qua trung gian thần kinh và hạ huyết áp liên quan đến shock.

Mỗi loại hạ huyết áp có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là:

Hạ huyết áp thế đứng: thường gặp ở các trường hợp khi thay đổi tư thế đột ngột làm lượng máu đến não giảm:

  • Có thai
  • Thiếu máu
  • Cao tuổi
  • Bệnh lý về tim mạch như nhịp tim chậm, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim và suy tim
  • Bệnh đái tháo đường
  • Nhiễm trùng, nhiễm độc nặng
  • Bệnh lý về nội tiết như rối loạn tuyến giáp, suy tuyến thượng thận
  • Mất nước (có thể là do đổ mồ hôi, nôn ói hoặc tiêu chảy nặng mà không kịp bổ sung đủ nước)
  • Giãn tĩnh mạch chi dưới nặng
  • Do tác dụng phụ của các thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp,…

Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh: nguyên nhân do sự liên kết giữa não và tim gặp trở ngại, từ đó gửi tín hiệu sai lệch rằng huyết áp của bạn đang cao, làm tim hoạt động chậm lại để giảm huyết áp nên càng khiến huyết áp hạ sâu hơn:

  • Rối loạn thần kinh tự chủ
  • Hội chứng nhịp nhanh tư thế
  • Ngất do phản xạ thần kinh phế vị

Hạ huyết áp liên quan đến shock: đây là trường hợp nguy hiểm gây hạ huyết áp nghiêm trọng và khó có khả năng tự phục hồi:

  • Xuất huyết nặng (shock giảm khối lượng tuần hoàn)
  • Shock nhiễm khuẩn do nhiễm trùng, nhiễm độc nặng
  • Shock tim do rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim
  • Shock tắc nghẽn do thuyên tắc tĩnh mạch phổi, bệnh van tim, huyết khối, bệnh cơ tim
  • Shock chấn thương do đau
  • Shock phản vệ
  • Shock giảm khối lượng tuần hoàn do mất dịch cơ thể nghiêm trọng do toát mồ hôi nhiều, nôn ói, tiêu chảy, bỏng diện tích lớn.

Triệu chứng của hạ huyết áp.

Nhìn chung, trong đa số các trường hợp, bệnh nhân bị hạ huyết áp sẽ có các triệu chứng sau đây:

  • Chóng mặt, choáng váng hoặc hoa mắt
  • Buồn nôn, có thể nôn
  • Ngất xỉu
  • Khát nhiều và có biểu hiện của mất nước.
  • Hoa mắt, nhìn mờ
  • Mệt mỏi, bồn chồn
  • Nhịp thở nhanh, nông
  • Da lạnh, nhợt nhạt

Hạ huyết áp có nên uống nước ngọt hay không?

 Người bị hạ huyết áp có nên uống đồ ngọt.
 

Trong một vài nguyên nhân gây tụt huyết áp như bị mất máu và tụt đường huyết đột ngột, thì sau khi nghỉ ngơi, bệnh nhân có thể uống nước ngọt, nước đường giúp bổ sung lượng đường huyết bị thiếu hụt, giúp bệnh nhân tỉnh lại. Tuy nhiên, không thể chắc chắn rằng nước ngọt hay nước đường phù hợp cho tất cả các trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp, nếu lạm dụng cách xử trí cho uống nước ngọt thì rất có thể khiến bệnh tình thêm trầm trọng.

Vậy nên, những người bị hạ huyết áp hoặc có tiền sử huyết áp thấp nên ăn uống lành mạnh, sử dụng phối hợp cân đối các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm phù hợp với người hạ huyết áp.

Ngoài sử dụng đồ ngọt trong các trường hợp tụt đường huyết, thì bệnh nhân bị hạ huyết áp hoặc có tiền sử huyết áp thấp có thể tham khảo các loại thực phẩm sau đây:

Thực phẩm phù hợp với bệnh nhân hạ huyết áp.

Muối.

Muối (natri clorua) tác động đến các hormone kiểm soát sự cân bằng nước trong cơ thể, ăn muối giúp giữ nước từ đó có tác dụng làm tăng huyết áp. Những người bị huyết áp thấp có thể cân nhắc đến việc tăng lượng muối ăn vào trong mỗi bữa ăn. Các cách để thực hiện việc tăng lượng muối bao gồm:

  • Thêm một vài hạt muối vào nước uống hằng ngày
  • Nêm thức ăn với muối
  • Ăn các loại thức ăn có hàm lượng muối cao, như ô liu hoặc cá cơm
  • Chọn các loại muối hạt tốt cho sức khoẻ như một món ăn nhẹ

Thực phẩm giàu vitamin B12 và acid folic

Sự thiếu hụt vitamin B12 và acid folic có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, gây huyết áp thấp. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm máu của bệnh nhân để kiểm tra liệu họ có thiếu những vitamin B12 và acid folic hay không.

Những thực phẩm có hàm lượng vitamin B12 cao có thể kể đến như thịt, cá, trứng và các chế phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa và pho mát. Mọi người cũng có thể chọn các loại thực phẩm được bổ sung tăng cường vitamin B12, như hạt, ngũ cốc ăn sáng và sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, sữa hạt.

Trong các loại rau lá xanh, bông cải xanh, các loại đậu, trứng, củ cải đường, trái cây họ cam quýt, hạt giống, quả hạch, mầm lúa mì và gan là những thực phẩm có hàm lượng acid folic rất cao. Các bạn có thể lựa chọn và thay đổi các loại thực phẩm trên cho các bữa ăn hằng ngày.

Thực phẩm chứa cafein.

Theo nghiên cứu, các thực phẩm có cafein sẽ làm kích thích thần kinh trung ương gây tăng huyết áp. Tuy nhiên nên cẩn trọng với những bệnh nhân tụt huyết áp nguyên nhân qua trung gian thần kinh và bệnh nhân có tiền sử tim mạch. Thực phẩm chứa cafein có thể kể đến như cà phê, trà, chocolate đen,…

Nước

Bác sĩ khuyến cáo, uống đủ 1,5-2l nước/ngày sẽ đảm bảo đủ khối lượng tuần hoàn, tránh tình trạng mất nước gây hạ huyết áp đột ngột.

Những thực phẩm bệnh nhân tụt huyết áp nên tránh.

Bên cạnh những thực phẩm có lợi, bệnh nhân tụt huyết áp hoặc có tiền sử huyết áp thấp cần tránh những loại thực phẩm sau:

  • Táo mèo: Đây là thực phẩm có tác dụng hạ áp, phù hợp với bệnh nhân cao huyết áp.
  • Sữa ong chúa, hạt dẻ nướng: Hai thực phẩm này đều làm giảm huyết áp, vì thế người huyết áp thấp nên cẩn trọng trước khi sử dụng.
  • Cà rốt: Trong cà rốt chứa muối succinic có thể làm giảm kali trong máu gây hạ huyết áp.
  • Cà chua, mướp đắng: là 1 trong những thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp. Người bị huyết áp thấp mà ăn nhiều mướp đắng và cà chua sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Các thực phẩm có tính hàn như cần tây, dưa, đậu đỏ, đậu xanh, dưa hấu, hạt hướng dương, tảo bẹ, hành tây đều có tác dụng hạ huyết áp, vì thế bệnh nhân huyết áp thấp không nên ăn.
  • Rượu bia: sử dụng các chất kích thích như rượu bia, sẽ làm tăng huyết áp tạm thời do rượu bia kích thích nhịp tim. Tuy nhiên tác dụng kéo dài sẽ lại làm mất nước và gây giãn mạch nên sau đó huyết áp sẽ tụt nhanh.

Bài viết trên chúng tôi đã giải thích thế nào là hạ huyết áp cũng như giải đáp thắc mắc hạ huyết áp có nên uống nước ngọt hay không. Tuy nhiên hạ huyết áp là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm cho sự sống của bệnh nhân. Vì vậy khi người thân hoặc những người xung quanh bạn có dấu hiệu của tụt huyết áp cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status