Loading...
Góc tư vấn

Sự Thật: Uống Nước Cam Có Hạ Huyết Áp Không?

Có một nghiên cứu trên 24 bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, có triệu chứng cao huyết áp, uống mỗi ngày 2 cốc nước cam liên tục trong vòng 6 tháng. Và kết quả thật bất ngờ, có 21 trên tổng 24 bệnh nhân đã có dấu hiệu thuyên giảm huyết áp, mỗi bệnh nhân giảm trung bình là 10 mm Hg đối với huyết áp tối đa (chỉ số huyết áp tâm thu) và giảm 3,5% đối với huyết áp tối thiểu (chỉ số huyết áp tâm trương). Vậy nước cam có thật sự có tác dụng hạ huyết áp hay không? Chúng tôi sẽ trả lời cho các bạn qua bài viết dưới đây nhé.

Cam có chứa nhiều thành phần có tác dụng hạ áp.

Trong cam có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể: trong mỗi 100 hram quả cam có chứa 87.6 gam nước, 1.104 microgram Carotene, 30 mgram vitamin C, 10.9 gam chất tinh bột, 93 mgram kali, 26 mgram canxi, 9 mgram magnesium, 0.3 gam chất xơ, 4.5 mgram natri, 7 mgram Chromium, 20 mgram phốt pho, 0.32 mgram sắt và năng lượng lên đến là 48 kcal.

Trong đó có 5 thành phần có tác dụng hạ huyết áp chính là: Vitamin C, bioflavonoids, Folate, kali và muối.

Những thành phần giúp cho nước cam có tác dụng hạ huyết áp
Những thành phần giúp cho nước cam có tác dụng hạ huyết áp

Vitamin C.

Cam là một trong những loại hoa quả có hàm lượng vitamin C nhiều nhất. Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, giảm căng thẳng tế bào từ đó có tác dụng hạ áp hiệu quả. Theo 29 nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định rằng bổ sung vitamin C làm giảm huyết áp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên về tác dụng hạ huyết áp lâu dài của vitamin C thì cần nghiên cứu thêm.

Bioflavonoids.

Cam cùng với các loại trái cây họ cam khác sản xuất ra một hóa chất thực vật, có tên gọi là bioflavonoids. Một trong số đó phải kể đến hesperidin, có chức năng như một chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm giảm nồng độ cholesterol có hại trong máu. 

Theo thông tin của tạp chí Journal of Nutritional Science and Vitaminology (2013), có nghiên cứu trên loài chuột ở phòng thí nghiệm chứng minh thường xuyên sử dụng hesperidin giúp ngăn ngừa tăng huyết áp hiệu quả.

Folate.

Folate là một dạng hoạt chất của vitamin B mà trong cam chứa hàm lượng lớn. Cơ thể con người sử dụng folate là chất giúp tổng hợp DNA và chuyển hóa các chất axit amin, đồng thời hỗ trợ làm giảm huyết áp. Theo nghiên cứu, người tiêu thụ nhiều folate hơn trong giai đoạn trưởng thành có khả năng bị tăng huyết áp thấp hơn so với những người không tiêu thụ folate trong 20 năm sau đó.

Kali và muối.

Kali và muối có tác dụng đào thải lượng Natri thừa trong có thể, từ đó làm giảm áp lực, giảm tuần hoàn từ đó có tác dụng hạ áp. Tuy nhiên khi chế độ ăn có nhiều muối có thể làm tăng huyết áp thì kali lại có tác dụng cân bằng lượng muối dư thừa, làm cân bằng huyết áp. Theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí BMJ (04/2013), tiêu thụ nhiều kali có thể làm giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp (ngoại trừ với đối tượng bệnh nhân mắc bệnh thận). 

Những tác dụng khác của nước cam.

Ngoài tác dụng tăng huyết áp, nước cam còn có những lợi ích khác như sau:

​​​​​​​Những tác dụng khác của nước cam.
Những tác dụng khác của nước cam.

Tăng cường hệ thống miễn dịch.

Trong cam có chứa chứa vitamin P, hoạt chất có tác dụng tăng sức bền thành mạch, các vitamin nhóm B, vitamin cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh và các khoáng chất, chất xơ. Là những chất có tác dụng rất tốt trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhiễm trùng và ung thư. Trong cam còn chứa vitamin C, một loại vitamin cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, cảm cúm, ức chế hoạt động các tế bào ung thư.

Ổn định hàm lượng Cholesterol trong máu.

Trong vỏ cam có chứa các synephrine alkaloid  có tác dụng giảm sản xuất cholesterol ở gan. Đồng thời hàm lượng chất xơ hoà tan dồi dào, giảm lượng cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc  bệnh tim tối đa.

Bên cạnh đó chất xơ có công dụng giúp tạo cảm giác no lâu hơn, làm chậm quá trình phân hủy các carbohydrate và ngăn ngừa sự tăng lên của glucose trong máu. Như vậy cao vừa giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, bệnh xơ vừa động mạch, ổn định lượng đường trong máu giúp phòng bệnh tiểu đường.

Hỗ trợ làm lành vết thương.

Vitamin C có trong cam là một chất có vai trò quan trọng trong cơ chế sản xuất collagen – protein của cơ thể, chịu trách nhiệm sản sinh ra các mô liên kết, giúp tăng tốc độ lành vết thương, vết xước da. Việc thiếu hụt hàm lượng collagen khiến các tế bào trong lòng mạch thiếu sự liên kết, làm cho máu chảy rỉ rả trong các mô, cơ quan dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết trên da, chân răng răng.

Bệnh nhân cao huyết áp có nên uống nước cam không?

Thông qua những tác dụng trên của cam, có thể khẳng định rằng bệnh nhân cao huyết áp NÊN uống 2 cốc nước cam mỗi ngày. Vừa có tác dụng hỗ trợ giảm tình trạng cao huyết áp vừa có thể phòng tránh các bệnh về tim mạch, tiểu đường-một trong những bệnh gây biến chứng tăng huyết áp.

Tuy nhiên cam là chất có hàm lượng vitamin C cao nên không nên uống nước cam khi đói vì có thể gây nên tình trạng đau dạ dày. Không nên uống nước cam trước khi đánh răng vì acid trong nước cam sẽ bám vào men răng, thêm tác động chà xát của bàn chải đánh răng có thể gây tổn thương men răng của bạn.

Bài viết trên đã giải thích cũng như giới thiệu cho các bạn tác dụng của nước cam cho bệnh nhân tăng huyết áp. Các bạn cũng như người thân trong gia đình có thể uống 2 ly nước cam mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp. Tuy nhiên cao huyết áp là một bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy ngoài thay đổi chế độ ăn bạn và người phải thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và theo dõi tình trạng bệnh một cách thường xuyên.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status