Loading...
Góc tư vấn

Có Bao Nhiêu Loại Máy Đo Huyết Áp? Nên Mua Loại Nào?

Hiện nay, tỉ lệ người dân mắc bệnh tăng huyết áp là rất lớn và đang tiến dần tới những người trẻ tuổi hơn. Điều này dẫn tới một nhu cầu mua và sử dụng máy đo huyết áp ngày một tăng lên. Nhưng hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại máy đo huyết áp với chất liệu, hình dáng kích cỡ khác nhau làm khó khăn cho việc lựa chọn. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những loại máy đo huyết áp thông dụng nhất.

Máy đo huyết áp là gì?


Máy đo huyết áp là một thiết bị để đo huyết áp động mạch một cách gián tiếp thông qua một vòng hơi, sử dụng nhiều phương pháp như cơ học hay điện tử để có được những chỉ số chính xác của con người. 

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác dụng lên lòng động mạch. Để đo được áp lực này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát minh ra nhiều phương pháp và cuối cùng sử dụng vòng hơi có thể tăng giảm áp lực khi cần và một thiết bị để đo áp lực trong đó. 

Ngày nay, với những nguyên lý đã có về huyết áp, người ta chế tạo ra các loại máy đo huyết áp: Huyết áp cơ, huyết áp thủy ngân, huyết áp điện tử.

Các loại máy đo huyết áp 

Trên thế giới hiện nay có nhiều loại máy đo huyết áp với hình dáng và cấu tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung lại thì máy đo huyết áp có 3 loại chính là huyết áp cơ, huyết áp thủy ngân, huyết áp điện tử. Mỗi loại đều có ưu điểm, nhược điểm riêng.

 
  1. Máy đo huyết áp thủy ngân.

Đúng như cái tên của nó, máy đo huyết áp thủy ngân là một thiết bị đo huyết áp có sử dụng thủy ngân. Cấu tạo của nó gồm một vòng bít hơi có 1 ống gắn với một quả bóp giúp điều chỉnh áp lực của vòng hơi, một ống dây khác nối với một cột thủy ngân có chia vạch. Tác dụng của thủy ngân ở đây là một phần của dụng cụ đo áp lực.

Có thể nói, huyết áp thủy ngân là một thiết bị đơn giản nhất, xuất hiện lâu đời nhất trong các loại máy đo huyết áp. Ngoài cột thủy ngân và vòng hơi, người ta cũng cần một ống nghe để nghe được tiếng mạch đập.

Ưu điểm lớn nhất của loại máy đo huyết áp này là độ chính xác cao, nó có thể đo được những kết quả chính xác nhất mà không cần hiệu chỉnh quá nhiều. Hơn nữa, do thiết kế đơn giản nên nếu bảo quản tốt máy sẽ có độ bền rất cao, lên tới nhiều năm. 

Tuy nhiên, nhược điểm của nó chính là cột thủy ngân. Nó thường được làm bằng ống thủy tinh, do đó, để bảo vệ, máy đo huyết áp cần một hộp kim loại lớn rất cồng kềnh. Hơn nữa, ống thủy tinh rất dễ vỡ làm thoát thủy ngân ra ngoài, mà thủy ngân là một chất độc có thể gây nguy hại tới sức khỏe con người. Vì những lý do này mà một số nước đã không còn sử dụng huyết áp thủy ngân nữa.

  1. Máy đo huyết áp cơ.

Máy đo huyết áp cơ được coi như một cải tiến của huyết áp thủy ngân. Ngoài việc thay thế cột thủy ngân bằng một đồng hồ đo áp lực được gọi là áp kế, còn lại những bộ phận cơ học khác như vòng hơi, quả bóp cao su hay ống nghe đều được giữ nguyên. 

Với thiết kế như vậy, huyết áp cơ vẫn giữ được ưu điểm là độ chính xác cũng như bền bỉ của những bộ phận cơ học. Huyết áp cơ nếu được bảo quản tốt sẽ sử dụng được rất lâu mà không hỏng hóc hay sai sót gì mà khả năng chịu va đập rất tốt. Nó cũng khắc phục được yếu điểm của huyết áp thủy ngân là dễ vỡ và gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Hơn nữa, thiết kế nhỏ gọn của nó có thể cho gọn vào túi, dễ dàng mang đi nhiều nơi. Cũng như huyết áp thủy ngân, huyết áp cơ giúp người đo nghe được tính chất nhịp mạch, từ đó hỗ trợ chẩn đoán bệnh.

Huyết áp cơ khắc phục được một vài yếu tố nhưng cũng tồn tại những nhược điểm mà tồn tại từ huyết áp thủy ngân vẫn chưa khắc phục được. Đó là việc sử dụng vẫn còn quá phức tạp, đa số người dùng đều phải qua đào tạo cũng như có kinh nghiệm để đo được kết quả chính xác nhất; muốn đo cần phải có người thứ 2 giúp chứ bản thân không thể tự thực hiện được; không thể đếm nhịp hay những chỉ số khác đi kèm. 
 

Máy đo huyết áp cơ di động MDF830
MDF830
 
1 reviews
Liên hệ
Máy đo huyết áp cơ di động MDF830 là thiết bị kết hợp tất cả các tính năng của máy đo huyết áp để bàn và treo tường MDF trên một giá đỡ yên tĩnh, chắc chắn và dễ lăn.
Máy đo huyết áp cơ MDF Calibra (MDF808M)
MDF808M
 
1 reviews
650,000 đ
Máy đo huyết áp cơ MDF Calibra (MDF808M) là một trong các thiết bị đo huyết áp có thể đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác nghiêm ngặt nhất có thể sử dụng tại nhà, phòng khám và bệnh viện.
  1. Máy đo huyết áp điện tử.

Nhận thấy những nhược điểm của huyết áp cơ, những nhà nghiên cứu đã ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thiết bị y tế. Huyết áp điện tử, đúng như cái tên của nó, thay thế những chi tiết cơ học bằng những thiết bị điện tử hiện đại. Không còn quả bóp khi được bơm hơi bằng máy, không còn ống nghe khi sử dụng những cảm biến, còn đồng hồ cơ được thay thế bằng màn hình hiển thị nhiều thông tin. Hiện nay, máy đo huyết áp điện tử là có nhiều mẫu mã, thiết kế nhất. 

Ưu điểm nổi bật của dòng huyết áp điện tử là khả năng tự động. Người dùng chỉ cần quấn vòng hơi vào vị trí và ấn nút, kết quả sẽ tự động hiện ra. Không chỉ vậy, kết quả ra có thêm nhịp mạch hỗ trợ chẩn đoán bệnh. Giờ đây, người bệnh có thể tự đo cho bản thân mà không cần người khác hỗ trợ, cũng không cần phải đào tạo quá sâu để có thể sử dụng máy đúng cách. Với những cải tiến ngày càng mới, máy đo huyết áp điện tử càng thu nhỏ kích thước, bạn có thể dễ dàng bỏ vào túi mang đi picnic hay du lịch thoải mái.

Tuy có nhiều ưu việt nhưng huyết áp điện tử có những nhược điểm là giá thành cao, khó tiếp cận với những người không có điều kiện, đa số các máy được cấu tạo từ nhựa nên độ bền và khả năng chịu va đập là kém so với huyết áp cơ, các linh kiện điện tử hoạt động phụ thuộc vào pin, độ nhạy cảm biến nên đưa ra những kết quả chưa ổn định. Tuy nhiên, hiện nay, các hãng sản xuất đang nghiên cứu và cải thiện những nhược điểm của máy để hoàn thiện hơn các sản phẩm.

Nên mua máy đo huyết áp loại nào?

Trên thị trường hiện nay chủ yếu còn lưu hành hai loại máy đo huyết áp là máy cơ và máy điện tử, huyết áp thủy ngân hầu như không được sản xuất mới từ nhiều năm trước. Và bây giờ, người dùng có những băn khoăn khi lựa chọn loại máy để mua. Dưới đây là một số lời khuyên:

  • Như đã nói ở trên, mỗi loại máy đều có ưu và nhược điểm riêng, cần hiểu nhu cầu bản thân để có thể lựa chọn loại máy đo phù hợp. 
  • Đối với những phòng khám và bệnh viện cần độ chính xác cao, chẩn đoán những bệnh tim mạch thì nên dùng máy đo huyết áp cơ. 
  • Những phòng khám chỉ cần máy đo để kiểm tra và sàng lọc, cần đo số lượng bệnh nhân lớn thì nên dùng huyết áp điện tử.
  • Với cá nhân và hộ gia đình, các bác sĩ khuyên dùng những máy đo huyết áp điện tử của những thương hiệu uy tín trên thị trường để có thể tự đo huyết áp cho bản thân cũng như thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, cần được sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ để thực hiện các thao tác chính xác.

Như vậy, trên đây MDF Instruments đã giới thiệu tới bạn đọc những loại máy đo huyết áp và đặc điểm riêng của chúng. Với những thông tin hữu ích này, bạn đọc sẽ có lựa chọn đúng đắn cho chiếc máy đo huyết áp của mình.

Tư vấn sản phẩm
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!
Call Zalo Messenger
DMCA.com Protection Status DMCA.com Protection Status